Tìm Sách

PG. Nguyên Thủy >> Thanh Tịnh Đạo (VISUDDHIMAGGO) - Phần Tuệ


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thanh Tịnh Đạo (VISUDDHIMAGGO) - Phần Tuệ
  • Tác giả : Buddhaghosa
  • Dịch giả : Tỷ Kheo Ngộ Đạo
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 506
  • Nhà xuất bản : Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : PG. Nguyên Thủy
  • MCB : 12010000011424
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THANH TỊNH ĐẠO

(VISUDDHIMAGGO)

PHẦN TUỆ

Nguyên tác:Buddhaghosa

Việt dịch: Tỷ Kheo Ngộ Đạo

 

LỜI TỰA

 Quá khứ không truy tầm,

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến.

Chỉ có pháp hiện tại,

Tuệ quán chính là đây.

Đức Phật xác nhận khi chưa chứng Chánh đẳng chánh giác đã đắc các tầng thiền hiệp thế. Ngài tự biết không đưa đến giải thoát và tầm một đạo lộ khác hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ Níp-bàn. Đó là pháp môn tuệ quán mà Ngài đã giải thoát mọi tập khí sanh tử. Suốt bốn mươi lăm năm trường mở đạo, dạy đời:

“Đây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với tâm, đưa đến giải thoát hoàn toàn lậu hoặc, tức là dục lậu, kiến lậu và vô minh lậu”.

Như vậy, nhờ tu tuệ giải thoát được hoàn toàn các lậu hoặc. Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch đến nay, Phật giáo chia ra nhiều tông phái, giáo phái có sai khác, tu tập có sai khác, sáng tác nhiều loại sách thiền, chế biến đủ các loại pháp môn tu tập, thậm chí còn nương vào tha lực làm sai với tông chỉ: “Này chư tỷ kheo, có ba việc cấp thiết vị tỷ-kheo cần phải làm. Thế nào là ba? Này các tỷ kheo, vị tỷ-kheo cấp thiết tu tập tăng thượng giới, cấp thiết tu tập tăng thượng tâm, cấp thiết tu tập tăng thượng tuệ. Này chư tỷ kheo, vị tỷ-kheo không có uy lực, không có năng lực, không có thần lực để cầu khẩn, van xin, mong rằng hôm nay, ngày mai và những ngày sau tâm ta được giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc. Nhưng này chư tỷ-kheo, chính nhờ chư tỷ-kheo cấp thiết tu tập tăng thượng giới, cấp thiết tu tập tăng thượng tâm, cấp thiết tu tập tăng thượng tuệ, tâm của các vị ấy được giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc”.

Hoặc đặt ra pháp môn tu tắt, những vị ấy có biết chăng: Đi ngay một khắc, đi tắt tối ngày. Vì người ác giới không thể có định tâm, khi không có định tâm, không thể có trí tuệ. Khi không có trí tuệ, không thể có giải thoát, còn nói chi đến tri kiến giải thoát. Như vậy, phải chăng còn pháp môn nào tắt hơn giới, định và tuệ? Vì:

“Này chư tỷ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Níp-bàn. Đó là bốn niệm xứ”.

Hành giả tu tập bốn niệm xứ là: Tu tuệ. Nếu không tu tuệ mà có giải thoát, sự kiện ấy chắc chắn không thể xảy ra. “Các con theo con đường này chăng? Đó là mối lo âu của Ma vương, đã bọc được phương pháp diệt gai chướng. Như Lai chuyển lại cho các con”. Hành giả, bước chân vào con đường ấy, chắc chắn sẽ chấm dứt mọi khổ đau.

 Hành giả đầy đủ phước báu Ba-la-mật, muốn tu tập đạo giải thoát, cần phải hiểu biết hai vấn đề:

-   Gốc trí tuệ: Giới và tâm thanh tịnh.

-   Thân trí tuệ: Từ kiến thanh tịnh cho đến tri kiến thanh tịnh.

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG XIV: UẨN XIỂN MINH

CHƯƠNG XV: XỨ, GIỚI XIỂN MINH

CHƯƠNG XVI: QUYỀN, ĐẾ XIỂN MINH

CHƯƠNG XVII: TUỆ, NỀN TẢNG XIỂN MINH

CHƯƠNG XVIII: KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XIX: ĐOẠN NGHI THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XX: ĐẠO PHI ĐẠO TRI KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XXI: HÀNH TRI KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XXII: TRI KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XXIII: QUẢ BÁO TU TIẾN TUỆ XIỂN MINH

Các sách khác thuộc PG. Nguyên Thủy

Chú giải Trưởng Lão Ni kệ
Chú giải Trưởng Lão Ni kệ
Hướng dẫn chú giải Tam Tạng Pāli
Hướng dẫn chú giải Tam Tạng Pāli
Chú giải Tiểu tụng
Chú giải Tiểu tụng
38 pháp hạnh phúc
38 pháp hạnh phúc