Chú giải: KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 (1992)
Chú giải: Kim Cang thừa tam muội da giới đệ tử Hoàng Niệm Tổ
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà kính dịch sang Việt ngữ
Lời nói đầu
Pháp môn Tịnh độ là Nhất Thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy, thích ứng khắp ba căn, thâu trọn phàm thánh, thoát khỏi ba cõi theo chiều ngang (hoành siêu tam giới), nhanh chóng bước lên bốn cõi Tịnh Độ, cực viên, cực đốn, là pháp môn vi diệu chẳng thể nghĩ bàn. Kinh Vô Lượng Thọ là kinh lãnh đạo trọng yếu của các kinh Tịnh Độ. Các bậc đại đức trong Tịnh tông thường gọi kinh này là kinh Tịnh Độ bậc nhất.
Quyển Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh là do thầy tôi: lão cư sĩ Hạ Liên Cư, hội tập năm bản dịch gốc đời Hán, Ngụy, Ngô, Đường, Tống của kinh Vô Lượng Thọ, chọn hết điểm tinh yếu, thâu trọn các điểm mầu nhiệm soạn thành kinh này, hiện đang được công nhận là bản kinh Vô Lượng Thọ hoàn thiện nhất.
Kinh Vô Lượng Thọ là cương yếu của Tịnh tông. Cư sĩ Bành Thiệu Thăng đời Thanh khen rằng: “Kinh Vô Lượng Thọ là Viên giáo xứng tánh của Như Lai, là cách thức hóa độ chúng sanh về cái họ vốn sẵn có”.
Các bậc hiền đức đã nồng nhiệt khen ngợi kinh này như trên là vì pháp môn Trì Danh Niệm Phật rất viên mãn, thẳng chóng, là phương tiện rốt ráo nhất siêu trực nhập, viên đốn cùng cực. Dùng biển nguyện Nhất thừa của đức Di Đà, sáu chữ hồng danh của quả giác rốt ráo để làm cái tâm phát khởi cầu thành Phật quả cho bọn chúng sanh ta. Dùng quả làm nhân: nhân quả đồng thời, từ quả khởi tu, nên tu cũng chính là quả. Tâm tu cầu thành Phật chính là cái tâm thành Phật chẳng thể nghĩ bàn. Vì vậy, sách Di Đà Yếu Giải viết:
“Một câu A Di Đà Phật chính là pháp để đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của đức Bổn Sư Thích Ca trong đời ác ngũ trược, nay đem toàn thể Quả Giác này trao cho chúng sanh trược ác. Đó là cảnh giới sở hành của chư Phật, chỉ Phật với Phật mới hiểu cùng tận nổi, chẳng phải là điều cửu giới dùng tự lực tin hiểu được nổi”.
Lại viết: “Đem pháp giới thể làm thành thân và cõi của Phật Di Đà. Cũng do chính toàn bộ cái thể ấy làm thành danh hiệu Di Đà. Vì vậy, danh hiệu Di Đà chính là bổn giác lý tánh của chúng sanh”.
Hơn nữa, trong các kinh Tịnh Độ, chỉ có kinh này có đủ trọn vẹn cả Viên lẫn Diệu: Dùng “phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm: làm tông, lấy đại nguyện mười niệm ắt vãng sanh của Phật Di Đà làm gốc, giảng tỉ mỉ chánh nhân vãng sanh của ba bậc, bao trọn khắp các loài thánh phàm trong chín giới, dạy rõ pháp Trì Danh Niệm Phật, trực chỉ con đường vãng sanh quy nguyên. Vì vậy, kinh này được xem là kinh bậc nhất của Tịnh Tông.
Rõ ràng kinh này phù hợp tình huống thực tế của xã hội, chiếu cả Chơn lẫn Tục, viên dung cả Sự lẫn Lý, thâu phàm lẫn thánh, tâm, Phật chẳng hai. Vì vậy, chỉ mình kinh này có thể trường tồn trong đời vị lai. Rõ ràng kinh này chẳng những là cương yếu của các kinh Tịnh Độ mà còn chỉ quy cho giáo pháp của cả Đại Tạng, thật vì hết thảy hữu tình cõi này, phương khác, hiện tại, tương lai được lìa khổ hưởng vui, tột cùng pháp yếu Bồ Đề.
Vì vậy, Niệm Tổ tôi nghĩ ân mong báo đáp, phát tâm vô thượng, kính cẩn chú giải kinh này để tiếp nối Phật huệ mạng. Kính mong hai giới tăng tục, thập phương Như Lai, thượng sư, bổn tôn, kim cang hộ pháp từ ân chở che, oai đức thầm gia hộ. Mong bản chú thích này sẽ khế hợp thánh tâm, rộng khởi phát niềm tin cho mọi người. Hễ ai thấy nghe đều vào được biển nguyện nhất thừa của Phật Di Đà.
Mục lục
Đôi lời bày tỏ
Lời giới thiệu
Quyển thứ nhất
Lời nói đầu
Khái yếu
Giáo khởi nhân duyên
Thế tánh của kinh
Tông thú của kinh này
Phương tiện lực dụng
Các căn khí được kinh này hóa độ
Tạng giáo sở nhiếp Bộ loại sai biệt
Dịch, hội, hiệu, thích
Tổng thích kinh đề
Phần giải thích kinh nghĩa
Tự phần
Thông tự
Phẩm 1 Pháp hội thánh chúng
Phẩm 2 Đức tuân Phổ Hiền
Biệt tự
Phẩm 3 Đại giáo duyên khởi
Quyển thứ hai
Chánh tông phần
Phẩm 4 Pháp Tạng nhân địa
Phẩm 5 Chí tâm tinh tấn
Phẩm 6 Phát đại thệ nguyện
Phẩm 7 Ắt thành chánh giác
Phẩm 8 Tích công lũy đức
Phẩm 9 Viên mãn thành tựu
Phẩm 10 Đều phát nguyện thành Phật
Quyển thứ ba
Phẩm 11 Quốc giới nghiêm tịnh
Phẩm 12 Quang minh chiếu khắp
Phẩm 13 Thọ chúng vô lượng
Phẩm 14 Cây báu khắp cõi nước
Phẩm 15 Bồ Đề đạo tràng
Phẩm 16 Nhà, viện, lâu, quán
Phẩm 17 Công đức của ao
Phẩm 18 Siêu thế hy hữu
Phẩm 19 Thọ dụng đầy đủ
Phẩm 20 Gió đức mưa hoa
Phẩm 21 Hoa sen báu và quang minh Phật
Phẩm 22 Quyết chứng cực quả
Phẩm 23 Mười phương Phật khen ngợi
Phẩm 24 Ba bậc vãng sanh
Phẩm 25 Chánh nhân vãng sanh
Phẩm 26 Lễ cúng thính pháp
Phẩm 27 Khen ngợi Phật đức
Phẩm 28 Đại sĩ thần quang
Phẩm 29 Nguyện lực hoằng thâm
Quyển thứ tư
Phẩm 30 Bồ tát tu trì
Phẩm 31 Chơn thật công đức
Phẩm 32 Thọ lạc vô cực
Phẩm 33 Khuyến dụ sách tấn
Phẩm 34 Tâm được khai minh
Phẩm 35 Trược thế ác khổ
Phẩm 36 Trùng trùng hối miễn
Phẩm 37 Như kẻ nghèo được quả báu
Phẩm 38 Lễ Phật hiện quang
Phẩm 39 Ngài Từ Thị thuật lại những điều mình thấy
Phẩm 40 Biên địa nghi thành
Phẩm 41 Hoặc tận kiến Phật
Phẩm 42 Bồ tát vãng sanh
Lưu thông phần
Phẩm 43 Chẳng phải là tiểu thừa
Phẩm 44 Thọ ký Bồ Đề
Phẩm 45 Riêng lưu lại kinh này
Phẩm 46 Siêng tu giữ vững
Phẩm 47 Phước huệ mới được nghe
Phẩm 48 Nghe kinh được lợi ích
Lời sau cùng
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Lược sử ngài U Khê
Ngũ Phúc Lâm Môn
|
Quy y Tam Bảo
|