Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Châu Bản Triều Nguyễn


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Châu Bản Triều Nguyễn
  • Tác giả : Lý Kim Hoa
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt - Hoa
  • Số trang : 960
  • Nhà xuất bản : Văn Hoá Thông Tin
  • Năm xuất bản : 2003
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000011793
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CHÂU BẢN

TRIỀU NGUYỄN

TƯ LIỆU PHẬT GIÁO QUA CÁC TRIỀU ĐẠI

NHÀ NGUYỄN 143 NĂM

TỪ GIA LONG 1802 ĐẾN BẢO ĐẠI 1945

 

LÝ KIM HOA Sưu khảo - Biên dịch

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN

 

GIỚI THIỆU

            Châu Bản Triều Nguyễn là những văn kiện hành chánh có bút phê bằng son của vua lưu trữ tại triều đình, những văn kiện này nội dung bao gồm nhiều lĩnh vực sinh hoạt của đất nước suốt từ thời Gia Long mới lên ngôi đến thời Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn.

            Theo lệ định, tất cả các văn kiện từ các dinh, trấn, địa phương gởi về triều đình đều phải qua Thông Chính ty chuyển đến Bộ hoặc Nha liên hệ rồi Bộ hoặc Nha chuyển lên Nội Các duyệt dâng lên vua chờ vua phê rồi ban xuống thi hành.

            Trong hệ thống hành chính Triều Nguyễn, danh từ Nội Các chỉ cò nghĩa là văn phòng của nhà vua, thoát thai lần lượt từ những tên gọi như Văn Thư Phòng, Thị Hàn Viện, Thị Thư Viện, đến Minh Mạng thứ 10 mới đổi ra là Nội Các và tồn tại cho đến thời Bảo Đại lại đổi xưng là Ngự Tiền Văn Phòng và vào cuối đời khi làm Quốc Trưởng thì gọi là Văn Phòng Quốc Trưởng.

            Một văn kiện phải gởi về Nội Các 3 bản, 1 bản chính gọi là Giáp bản và 2 bản phó là Ất bản. Sau khi tiếp nhận, Nội Các có nhiệm vụ duyệt các bản văn, nếu cần thì sức Bộ hoặc Nha liên hệ làm Phiếu nghĩ, tức Phiếu đề xuất ý kiến đối với sự việc ấy hoặc Nội Các làm Cung nghĩ phụng chỉ, tức soạn thảo lời chỉ của nhà vua, rồi dâng lên chờ ngự phê ban xuống thi hành.

            Bản văn có lời phê bằng bút son của vua gọi là Châu bản. Lời phê của vua được chính tay nhà vua viết bằng bút son gọi là Châu phê. Châu phê có nhiều cách, có khi không phê một chữ nào mà chỉ chấm vào chỗ đó để tỏ ý bằng lòng gọi là Châu điểm, hoặc vòng một vòng tròn vào chỗ đó để tỏ ý chọn lấy cái đó gọi là Châu khuyên, có khi sổ toẹt bác bỏ gọi là Châu mạt hay sửa đổi một vài chữ gọi là Châu cải.

            Sau khi văn kiện được ngự phê giao xuống, quan viên phụ trách ở Nội Các dùng bút mực sao chép lại lời ngự phê nơi bản chính vào 2 bản phó. Mở đầu câu trích sao là 3 chữ Phụng châu phê và kết thúc câu trích sao là 2 chữ Khâm thử. Cuối 2 bản phó đề Nội Các cung lục và đóng dấu quan phòng của Nội Các giao xuống thi hành, còn bản chính tức bản châu phê thì giao qua Bản Chương Sở phụng thủ cất giữ.

            Châu bản từ lâu đã bị mất và hư hại rất nhiều. Năm 1942 tức năm Bảo Đại thứ 17, ông Trần Vạn Lý giữ chức Tổng lý Ngự Tiền Văn Phòng thấy Nội Các hoang sơ đã xin đem Châu bản và các thư tịch trong Nội Các ra Viện Văn Hóa Huế phái nhân viên sang Viện Văn Hóa tiếp thu toàn bộ Châu bản và các văn kiện Triều Nguyễn khác để chỉnh đốn và đóng tập.

            Tổng cộng toàn bộ Châu bản qua kỳ chỉnh lý này đóng được 611 quyển, phân chia như sau:

            - Gai Long (1802-1819) 5 quyển

            - Minh Mạng (1820-1840) 83 quyển

            - Thiệu Trị (1841-1847) 51 quyển

            - Tự Đức (1848-1883) 352 quyển

            - Kiến Phúc (1844) 1 quyển

            - Đồng Khánh (1886-1888) 4 quyển

            - Thành Thái (1889-1907) 74 quyển

            - Duy Tân (1907-1916) 35 quyển

            - Khải Định (1916-1925) 4 quyển

            - Bảo Đại (1925-1945) 2 quyển

             Trong khi thực hiện bộ tư liệu này, số 611 quyển được đóng tập đã không còn đầy đủ tại Kho Lưu Trữ Sài Gòn vì thất lạc, vì bị đem đi nơi khác, còn lại một số mục nát vì bị mưa dột các tờ dính vào nhau thành khối không mở ra đọc được, Số ấy như sau:

            Minh Mạng: Q.6 đi vắng, Q.55, 56 mất, Q.60, 61 mục nát không đọc được

            Thiệu Trị: Các quyển hư nát: 15, 16, 23, 24, 42, 44.

            Tự Đức: Các quyển thiếu mất hoặc mục nát: 20, 42, 46, 49, 54, 131, 132, 139, 143, 145, 150, 255, 265.

            Ngoài ra ở đây còn được sử dụng một số Châu bản rời chưa đóng thành tập và được bó lại thành 110 bó, mỗi bó tương đương bề dày của một quyển đóng tập, trung bình bề dày khoảng từ 4cm đến 6cm.

            Việc giới thiệu Châu bản cho giới nghiên cứu trong ngoài nước trước đây đã có:

            - PAUL BOUDER: Les Archives des Empereurs d'Annam et l'Histoire annamite, trong Bulletin des Amis du Vieux Hue, XXIXe Année, No. 3, 1942, tr. 229-259.

            - MATSUMOTO NOBUHIRO: Việt Nam vương thất sở tàng An Nam bản thư mục trong tạp chí sử học, Quyển Số 2, Tokyo.

            - CHEN CHING HO: Thuận Hóa thành nghiên cứu lữ hành tạp kỷ trong học báo Đài Loan văn hóa, Quyển 3, Kỳ 5, năm 1948.

            - BÙI QUANG TUNG: Pour une meilleure conversation des Archives Vietnamiennes, trong tạp chí France-Asie, Số 109-110, Juin-Juillet, 1955, tr. 742-746.

            Ngoài ra, việc làm có tính cách toàn bộ và qui mô là kế hoạch làm Mục lục Châu bản Triều Nguyễn do Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam của Viện Đại Học Huế thực hiện. Tuy nhiên công việc này mới thực hiện được tập I Triều Gia Long năm 1960 và Tập II Triều Minh Mạng năm 1962 chưa xong thì bỏ dở.

            Trong bộ tư liệu chuyên đề Phật Giáo này nghĩa chữ Châu bản được sử dụng có tính cách mở rộng, nghĩa là không nhất thiết phải bản chính của vua phê mà kể cả những bản của Nội Các cung lục hoặc phụng biên phụng sao, và dẫu sao cũng phát xuất từ văn kiện gốc Châu bản được sao lục ra và có ấn kiềm đủ làm chứng cớ, nên không vì ràng buộc của nghĩa chữ mà bỏ qua sử liệu

Sài gòn năm - 1974-1994

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Khảo sát Lịch sử và Tư tưởng Nhân Minh Luận Phật giáo
Khảo sát Lịch sử và Tư tưởng Nhân Minh Luận Phật giáo
Đàm Hoa
Đàm Hoa
Luận về nhân quả
Luận về nhân quả
Dipa Ma Cuộc đời và Di huấn
Dipa Ma Cuộc đời và Di huấn
So sánh Kinh Trung A Hàm chữ Hán và Kinh Trung Bộ chữ Pàli
So sánh Kinh Trung A Hàm chữ Hán và Kinh Trung Bộ chữ Pàli
Đạo Đức Học Phật Giáo
Đạo Đức Học Phật Giáo
Khái Luận Trí Huệ Bát Nhã Ba La Mật
Khái Luận Trí Huệ Bát Nhã Ba La Mật
Lễ Vu Lan và Văn Tế Thập Loại chúng sinh
Lễ Vu Lan và Văn Tế Thập Loại chúng sinh
Tăng Già thời đức Phật
Tăng Già thời đức Phật
Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa
Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa
Tìm hiểu nguồn gốc Duy Thức Học
Tìm hiểu nguồn gốc Duy Thức Học
Buddhist Solutions (Những giải pháp Phật giáo)
Buddhist Solutions (Những giải pháp Phật giáo)