Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Phật Tổ Đạo Ảnh tập 1


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Tổ Đạo Ảnh tập 1
  • Tác giả : Đại sư Hư Vân
  • Dịch giả : Thích Minh Cảnh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 400
  • Nhà xuất bản : Hồng Đức
  • Năm xuất bản : 2013
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12010000011809
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT TỔ ĐẠO ẢNH

Quyển 1

TRUNG TÂM DỊCH THUẬT HÁN NÔM HUỆ QUANG

Nguyên tác: Đại sư Hư Vân

Chuyển ngữ: Ban phiên dịch Huệ Quang

 

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

BAN PHIÊN DỊCH

- - O0O - -

Chủ nhiệm

Hòa thượng THÍCH MINH CẢNH

Phó chủ nhiệm

Đại đức THÍCH THIỆN THUẬN

Cư sĩ ĐỊNH HUỆ

Người dịch

THÍCH THIỆN THUẬN

THÍCH NGUYÊN TRANG

THÍCH MINH THỌ

THÍCH NỮ LỆ TUYÊN

THÍCH NỮ NGỘ BỔN

THÍCH NỮ TẮC PHÚ

THÍCH NỮ VIÊN LỘC

THÍCH NỮ KHÁNH HIẾU

THÍCH NỮ GIỚI NIỆM

THÍCH NỮ NHƯ CHƠN

THÍCH NỮ LINH THẢO

THÍCH NỮ VIÊN THẮNG

THÍCH NỮ BẢO GIÁC

THÍCH NỮ DIỆU QUÝ

THÍCH NỮ TRUYỀN TỪ

 

LỜI ĐẦU SÁCH

            Đạo vốn tuyệt tướng ly ngôn, nếu dùng lời để diễn, đem ảnh để tôn ắt tự xa rời đạo. Lý thường tùy duyên bất biến, tuy chọn cảnh lập danh, theo duyên tiếp vận, nhưng vẫn thuận lý chân.

            Từ độ thiền pháp truyền sang Đông, chín năm diện bích mở đầu tỏa ngát hương Thiền; các Tổ tùy duyên giáo hóa, nối nhau truyền mãi không dứt, hành trạng đó, nếu không ghi lại, con cháu lấy đâu làm niềm tin nương tựa? Nếu không có ảnh tượng nào lưu dấu, đạo tích hẳn chôn vùi trong lớp bụi thời gian. Chính vì vậy, các bậc Tôn túc lần lượt trích ghi, phác họa lại hình ảnh của tiền nhân để hậu thế ngưỡng mộ noi theo.

            Về lịch sử, tác phẩm Phật tổ đạo ảnh xuất hiện vào triều đại nhà Minh (1368-1662) do những vị cao tăng và Phật tử nổi tiếng thời đó vẽ lại tôn dung của chư Tổ Ấn-Hoa, tổng cộng được 120 vị, rồi đem cất giữ ở núi Ngưu Thủ. Trong thời gian đó, đại sư Hám Sơn soạn các bài tán và truyện, đại sư Tử Bá viết lời tựa. Tiếp theo, thiền sư Vĩnh Giác cùng môn đệ sưu tập lại những bức ảnh các vị Tổ sư và soạn thêm các bài truyện tán với tên là Bản chân tịch, cho khắc bản lưu truyền hậu thế.

            Đến thời cận, đạo ảnh của chư Tổ được Hòa thượng Hư Vân dần dần sưu tập tổng hợp từ các bản của tiền nhân, rồi biên soạn lại, đồng thời thêm vào các vị cao tăng còn thiếu, tổng cộng gồm 304 tượng và truyện tán, lấy tựa đề: Tăng đính Phật tổ đạo ảnh. Sau này, đại sư Tuyên Hóa, đệ tử của Hòa thượng Hư Vân, sưu tập thêm hành trạng của các tôn đức hiện tại và đặt tựa đề: Tái tăng đính Phật tổ đạo ảnh.

            Tác phẩm Tái tăng đính Phật tổ đạo ảnh này là kết quả công sức của bao thế hệ từ cuối thời Minh đến thời hiện đại, tạm khái quát hành trạng của Phật-Tổ. Mỗi vị có một bài thơ vịnh, kế tiếp nêu một lược truyện tiêu biểu và một bài tán về sự thành tựu công hạnh của quý ngài. Nhận thấy cuộc đời hành đạo của Phật-Tổ tự tại đối với cảnh vật như thế, là tấm gương sáng rất có ích cho hàng hậu học soi rọi lại bản thân mình, cùng tiến tu trên con đường giải thoát, Ban dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang tận tâm chuyển dịch tác phẩm này từ Hán sang Việt, vận dụng từ ngữ trang trọng, tôn nét uy nghi Đạo Ảnh nhưng vẫn không kém phần cao nhã, nhẹ nhàng thanh thoát trong ý tưởng. Thêm vào đó, để giúp cho người đọc tiện bề tra cứu, chúng tôi có chú thích rõ phần niên đại. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp, nên sự chuyển dịch không thể tránh khỏi sơ sót, kính mong quý vị thức giả lượng thứ và phủ chính cho.

Mùa Vu Lan năm Nhâm Thìn (2012)

TK. Thích Minh Cảnh

 

Mục Lục

Lời đầu sách

Bài sớ nói rộng về đạo ảnh của Tử Bá Lão Nhân

Cựu Tự

Lời tựa Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh

Khảo chính về Pháp hệ

Phụ:Lời tựa tán thán việc lấy máu chép kinh Hoa Nghiêm

Bài tựa Tái Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh

Đức Thích-Ca Mâu-Ni Văn Phật

Ma-Ha Ca-Diếp

Tôn giả A-Nan

Tôn giả Thương-Na Hòa-Tu

Tôn giả Ưu-Ba-Cúc-Đa

Tôn giả Đề-Đa-Ca

Tôn giả Di-Già-Ca

Tôn giả Bà-Tu-Mật

Tôn giả Phật-Đà-Nan-Đề

Tôn giả Phục-Đà-Mật-Đa

Hiếp Tôn Giả

Tôn già Phú-Na-Dạ-Xa

Đại sĩ Mã Minh (khoảng 100-160)

Tôn giả Ca-Tì-Ma-La

Tôn giả Long Thọ

Tôn giả Ca-Na-Đề-Bà

Tôn giả La-Hầu-La-Đa

Tôn giả Tăng-Già-Nan-Đề

Tôn giả Già-Da-Xá-Đa

Tôn giả Cưu-Ma-La-Đa

Tôn giả Xà-Dạ-Đa (Jayata)

Tôn giả Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu)

Tôn giả Ma-Noa-La

Tôn giả Hạc-Nặc-La (Haklena)

Tôn giả Sư Tử (Aryasimha)

Tôn giả Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita)

Tôn giả Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra)

Tôn giả Bát-Nhã-Đa-La

Đại sư Bồ-Đề-Đạt-Ma

Đại sư Huệ Khả (487-593)

Đại sư Tăng Xán (529-613)

Đại sư Đạo Tín (580-651)

Đại sư Hoằng Nhẫn (638-713)

Thiền sư Tung Nhạc Huệ An (582-710)

Thiền sư Vĩnh Gia Chơn Giác (665-713)

Thiền sư Pháp Dung Núi Ngưu Đầu (594-657)

Thiền sư Ngưu Đầu Trí Nham (600-677)

Thiền sư Ngưu Đầu Tuệ Phương (629-695)

Thiền sư Ngưu Đầu Pháp Trì (635-702)

Thiền sư Ngưu Đầu Trí Oai (646-722)

Thiền sư Ngưu Đài Hạc Lâm Huyền Tố (668-752)

Thiền sư Kính Sơn Đạo Khâm (714-792)

Thiền sư Điểu Khòa Đạo Lâm (741-824)

Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744)

Thiền sư Giang Tây Đạo Nhất (709-788)

Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện (748-834)

Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814)

Thiền sư Đại Châu Tuệ Hải

Thiền sư Cổ Sơn Linh Kiệu

Thiền sư Nga Hồ Đại Nghĩa (745-818)

Thiền sư Hoàng Bá Hi Vận (?-850)

Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897)

Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu (771-853)

Thiền sư Mục Châu Đạo Minh (780-877)

Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867)

Thiền sư Ngưỡng Sơn Tuệ Tịch (840-916)

Thiền sư Thiều Châu linh Thọ Như Mẫn (?-920)

Thiền sư Hưng Hóa Tồn Tưởng (830-925)

Thiền sư Tây Tháp Quang Mục

Thiền sư Nam Viện Tuệ Ngung (860-952)

Thiền sư Thiên Ẩn Viên Tu (1575-1635)

Thiền sư Tuyết Kiệu Viên Tín (1571-1647)

Thiền sư Như Mãn Nguyệt Luân

Thiền sư Bản An Vô Tâm

Thiền sư Ngũ Phong Như Học (1585-1633)

Thiền sư Phá Sơn Thông Minh (1597-1666)

Thiền sư Thạch Xa Thông Thừa (1597-1638)

Thiền sư Phí Ân Thông Dung (1539-1661)

Thiền sư Triều Tông Thông Nhẫn (1604-1648)

Thiền sư Thạch Kỳ Thông Vân (1594-1663)

Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674)

Thiền sư Mục Vân Thông Môn (1599-1671)

Thiền sư Vạn Như Thông Vi (1594-1657)

Thiền sư Phù Thạch Thông Hiền (1593-1667)

Thiền sư Lâm Dã Thông Kì (1595-1652)

Thiền sư Lâm Cao Thông Dự (1588-1646)

Thiền sư Ngọc Lâm Thông Tú (1614-1675)

Thiền sư Nhược Am Thông Vấn (1604-1655)

Thiền sư Dụng Chu Thủy Nguyệt

Thiền sư Ngưỡng Khê Hành Sâm (1614-1677)

Thiền sư Nhất Mặc Hoằng Thành (1575-1641)

Thiền sư Tri Không Trung Phong (1613-1689)

Thiền sư Thiết Chu Hành Hải (1609-1683)

Thiền sư Hoa Nham Thánh Khả (1628-1701)

Thiền sư Hình Sơn Siêu Bảo (1635-1709)

Thiền sư Hoát Đường Tế Nham (1597-1670)

Thiền sư Tính Âm Ca-Lăng (?-1726)

Thiền sư Hải Hội Minh Ba

Thiền sư Pháp Nhũ Siêu Lạc (1642-1702)

Thiền sư Sở Vân Minh Huệ (1664-1735)

Thiền sư Ba Đình Thượng Uyên (1627-1679)

Thiền sư Viên Thông Minh Quảng

Thiền sư Lượng Văn Minh Thuyên

Thiền sư Phổ Hà Đảm Đương (1593-1673)

Thiền sư Đại HiếuThật Triệt (?-1745)

Thiền sư Hồng Loa Triệt Ngộ (1741-1810)

Thiền sư Thạch Chung Tùng Ba

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Chư tôn Thiền Đức Cư sĩ hữu công Phật Giáo Thuận Hóa tập 1
Chư tôn Thiền Đức Cư sĩ hữu công Phật Giáo Thuận Hóa tập 1
Biên niên sử Phật giáo Gia Định – Saigon TP.HCM
Biên niên sử Phật giáo Gia Định – Saigon TP.HCM
Nam Hải Dị Nhân
Nam Hải Dị Nhân
Thơm ngát hương lan
Thơm ngát hương lan
Đại Việt sử ký toàn thư tập 2
Đại Việt sử ký toàn thư tập 2
Chư tôn thiền đức cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận hóa tập 2
Chư tôn thiền đức cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận hóa tập 2
Đại Phật Sử tập II
Đại Phật Sử tập II
Truyện Lục Tổ Huệ Năng
Truyện Lục Tổ Huệ Năng
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 3
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 3
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 2
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 2
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 1
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 1
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963