LỜI ĐẦU SÁCH
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộgiáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức
con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉcó giác ngộmới
cứu được mọi khổ đau của chúng sanh. Đểcứu khổchúng sanh, ngài An ThếCao
người nước An Tức sang Trung Hoa vào đời Hán Hoàn Đế ởkinh đô Lạc
Dương,trước tiên trích dịch tám điều giác ngộbiên thành quyển kinh Bát Đại
Nhân giác này.
Chỉcần tám điều giác ngộ ở đây, người phật tửkhéo ứng dụng tu hành sẽ
tan biến hết mọi khổ đau và lần bước tiến lên cấp bậc Bồ-tát cho đến Phật quả.
Hiệu dụng của tám điều giác ngộquảthật không thểnghĩbàn, nếu ai thực tập thực
tu sẽnhận được kết quảkhông nghi ngờ. Hàng phật tửchúng ta chớthấy quyển
kinh mỏng mà xem thường, phải nghiền ngẫm cho tận tường, phải tu tập cho thuần
thục sẽ đạt được bản nguyện thoát ly sanh tử.
Vì thấy tính cách tuy đơn giản nhưng quan trọng của quyển kinh, nên
chúng tôi đem ra giảng cho tăng, ni và phật tửtrước nhất. Đồng thời muốn tăng, ni
nhớmãi, chúng tôi dịch thành văn vần đểhọc mau thuộc.
Hiện nay các Thiền sinh hợp tác ghi chép lại lời giảng của tôi đểphổbiến
cho những bạn đồng tu được cơhội đọc lại quyển kinh này. Đểtỏlòng tùy hỷ, tôi
xin ghi ít dòng ở đầu sách.
Viết tại Thiền viện Thường Chiếu
Ngày 27-08-1997
THÍCH THANH TỪ