Tìm Sách

Tự Điển-Từ Điển >> Tự Điển Nhật Việt


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tự Điển Nhật Việt
  • Tác giả : Nguyễn Văn Khang chủ biên, Hoàng Anh Thi; Lê Thanh Kim
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Nhật Việt
  • Số trang :

    A PHP Error was encountered

    Severity: Warning

    Message: number_format() expects parameter 1 to be double, string given

    Filename: templates_c/vn-^%%90^909^90929535%%book_detail.tpl.php

    Line Number: 93

  • Nhà xuất bản : Văn Hóa Sài Gòn - TP HCM
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Tự Điển-Từ Điển
  • MCB : 12010000011476
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THAY LỜI NÓI ĐẦU

 

  1. Chữ Hán trong hệ thống văn tự tiếng Nhật

1.1. Nói đến hệ thống văn tự tiếng Nhật, các nhà ngôn ngữ học không ngần ngại đưa ra chung một nhận xét: một hệ thống chữ viết pha trộn (a mixed writing System). Bởi, đây là sự kết hợp của các kiểu chữ viết là Kanji và Kana gồm hai bảng ký hiệu âm tiết ngữ âm Hiragana và Katakana. Thực tế của việc sử dụng chữ viết ở tiếng Nhật cho thấy nhận định trên là hoàn toàn xác đáng: dường như rất hiếm khi dùng độc lập một loại văn tự trong văn bản, ngoại trừ một vài trường hợp mang tính ngoại lệ như sách cho trẻ em thì viết bằng Hiragana, chữ cho người mù học tiếng Nhật đưọc xây dựng trên cơ sở Hiragana, và, điện tín với cách sử dụng truyền thống là Katakana.

Kanji (Hán tự, “chữ Hán”): dùng để chỉ các chữ Hán được mượn dùng trong tiếng Nhật, trước hết với tư cách là các đơn vị có nghĩa, được coi là những danh từ chung đích thực và, tiếp đó, được dùng với tư cách là thân từ (gốc từ) của các động từ, tính từ.

Katakana (kiểu chữ Kana cứng): được dùng cho các từ nước mượn nước ngoài, các thuật ngữ khoa học công nghệ và để nhấn mạnh một từ, ngữ nào đó trong câu.

Hiragana (kiểu chữ Kana mềm): được sử dụng cho các yếu tố chức năng như kết từ và biến vĩ.

Cỏ thể nói, Kanji, Katakana và Hiragana đưọc dùng phối — kết hợp, phân bố chức năng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật.

1.2. Cũng giống như hiện tượng các từ ngữ Hán nhập vào tiếng Việt, các từ ngữ Hán du nhập vào tiếng Nhật bằng nhiều con đường, trong đó có hai con đường chủ yếu là việc truyền bá đạo Phật và sự “lan tỏa” của nền văn hóa – văn minh Trung Hoa. Nếu như các từ ngữ Hán nhập vào tiếng Việt, nhìn về mặt hình thức, được cấp cách đọc Hán Việt (một cách đọc hay nhiều cách đọc cho một chữ Hán) và tương ứng là cách viết bằng chữ Quốc ngữ thay thế chữ vuông Hán, thì ở tiếng Nhật lại có phần vừa giống lại vừa khác: một mặt, tiếng Nhật vẫn giữ lại chữ vuông Hán, mặt khác, các chữ Hán đưọc cấp một hoặc nhiều cách đọc. Nếu như các từ ngữ Hán nhập vào tiếng Việt, ngoài những kết hợp nguyên khôi, còn có khả năng kết hợp vói các đơn vị Hán Việt cũng như các đơn vị từ Việt, theo mô hình cấu tạo từ tiếng Việt để tạo ra hàng loạt các tổ từ mới thì, ở trong tiếng Nhật cũng vậy: bên cạnh các tổ hợp mượn Hán, còn có hàng loạt các kiểu kết hợp để tạo ra những tổ hợp mới. Tất cả những tổ hợp này đều có một cái tên chung là Jukugo.

Có thể hình dung về cách đọc như sau:

Cách đọc ON: Hầu như tất cả các Kanji đều được đọc mô phỏng theo âm đọc Hán cổ và có những thay đổi, “đồng hóa” theo hệ thống ngữ âm tiếng Nhật. Cách đọc này gọi là cách đọc ON (on-yomi). Tất cả cách đọc ON được chỉ ra trong Katakana.

Cách đọc KUN: Theo cách nói giản đơn, đây là cách đọc theo nghĩa chữ Hán, tức là, cách đọc thêm có được của Kanji để hiểu thị từ tiếng Nhật có nghĩa tương ứng hoặc liên quan. Cách đọc này gọi là cách đọc KUN (kun- yomi). Tất cả KUN đều được chỉ ra trong Hiragana.

Tổ hợp “Jukugo”: Hai hay hơn hai Kanji có thể kết hợp với nhau để tạo thành những tổ hợp mợi gọi là Jukugo.

Trật tự 50 âm “Gojuon-jun”: Gojuon-jun đưọc quy về trật tự chuẩn của hai bảng ký hiệu âm tiết ngữ âm. Nói một cách khác, đây là bảng thứ tự 50 âm và được ghi lại ở trong cả Hiragana và Katakana.

Các sách khác thuộc Tự Điển-Từ Điển

The Seeker’s Glossary: Buddhism
The Seeker’s Glossary: Buddhism
Từ-Điển Việt-Hoa-Pháp
Từ-Điển Việt-Hoa-Pháp
Từ Điển Phật Học
Từ Điển Phật Học
Từ điển BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM tập II
Từ điển BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM tập II
Từ Điển Hán Việt Hành Thảo
Từ Điển Hán Việt Hành Thảo
Từ Điển Phật Học Hán Việt I
Từ Điển Phật Học Hán Việt I
Phật học từ điển Q2
Phật học từ điển Q2
Từ Điển Bách Khoa Việt Nam 1
Từ Điển Bách Khoa Việt Nam 1
Phật học từ điển
Phật học từ điển
Phật Quang đại từ điển
Phật Quang đại từ điển
Phật học từ điển Việt Anh
Phật học từ điển Việt Anh
Hán Việt Tân Tự Điển
Hán Việt Tân Tự Điển