Tìm Sách

PG. Nguyên Thủy >> Thanh Tịnh đạo luận toản yếu


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thanh Tịnh đạo luận toản yếu
  • Tác giả : Visuddhi – Magga (Buddhaghosa)
  • Dịch giả : Thích Phước Sơn biên soạn
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 245
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo Hà Nội
  • Năm xuất bản : 2004
  • Phân loại : PG. Nguyên Thủy
  • MCB : 12010000009794
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THANH TỊNH ĐẠO LUẬN TOẢN YẾU

Tác giả: Visuddhi – Magga (Buddhaghosa)

Biên soạn: Thích Phước Sơn

Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam TP.Hồ Chí Minh

LỜI NÓI ĐẦU

     Thanh Tịnh Đạo luận là tác phẩm do luận sư Buddhaghosa trước tác. Sư là người Ấn Độ, sanh vào giữa thế kỷ thứ 5 Tây lịch, vốn là một nhà Phật học uyên thâm, vừa là một học giả lỗi lạc. Ngài đã chọn lọc những tinh hoa của giáo điển Nam truyền soạn thành bộ luận này, gồm 58 chương. Về sau, tác phẩm này được đại đức Nanamoli, người Anh tu tại Tích Lan, dịch sang Anh văn, gom lại còn 23 chương và xuất bản tại Colombo Ceylon, năm 1956. Ni sư Thích Nữ Trí Hải, một dịch giả tài hoa, đã đem bản Anh văn này dịch ra Việt văn và cho xuất bản tại Hoa Kỳ, năm 1991. Chúng tôi dùng bản dịch này làm cơ sở rút ngắn lại – nhưng vẫn giữ được trọn vẹn những nội dung trọng yếu – thành tập giáo trình để hướng dẫn Tăng Ni sinh lớp Cao cấp Phật học. Trong khi biên soạn , chỗ nào thấy cần xem lại, chúng tôi dò lại nguyên bản; chỗ nào chưa rõ, chúng tôi tham khảo kinh luận Nikaya mà bản luận đã trích dẫn để tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo. Đồng thời chúng tôi so sánh những điểm dị biệt giữa bản luận và luận điển Bắc truyền, nhằm giúp độc giả thấy được tính chất phong phú và tinh vi trong giáo lý của đức Phật.

     Tâp sách này không những là tài liệu học tập thiết yếu đối với Tăng Ni trường Cao cấp, mà còn là kim chỉ nam cho những ai có hoài bảo thám hiểm đại dương chánh pháp và khát khao thưởng thức hương vị tịnh truyền của giáo lý nguyên thủy do đức Thế Tôn truyền lại.

     Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn tập thể Ni sinh năm thứ 4, khóa III của trường đã tận tụy lo việc in ấn để cho soạn phẩm hoàn thành viên mãn và đến tay Tăng Ni sinh đúng thời hạn.

 

                                                            T.V. Vạn Hạnh, ngày 17-9-1996

                                                                     Thích Phước Sơn

Mục lục:

- Lời nói đầu

- Tiểu sử của Buddhaghosa- Tiểu sử Nanamoli Thera

- Tiểu sử Liễu Tham- Bảng tra chữ tắt

- Dẫn nhập

Phần thứ nhất: GIỚI

           - Chương I.   Giảng nghĩa về giới

           - Chương II.  Hạnh Đầu Đà

Phần thứ hai: ĐỊNH

           - Chương III. Mô tả định – Chọn đề mục Thiền quán

           - Chương IV. Định – Phân tích đề mục đất

           - Chương V.   Định – Phân tích các đề mục khác

           - Chương VI.  Định – Quán bất tịnh

           - Chương VII. Định – Sáu tùy niệm

           - Chương VIII.Định – Những tùy niệm khác

           - Chương IX.  Định – Các phạm trú

           - Chương X.   Định – Các vô sắc xứ

           - Chương XI.  Định – Mô tả

           - Chương XII. Định – Các thần thông

           - Chương XIII.Định – Các thần thông (tt)

 

Phần thứ ba: TUỆ

           - Chương XIV.  Mô tả về các uẩn

           - Chương XV.   Mô tả về Xứ và Giới

           - Chương XVI.  Căn, Đế: Mảnh đất cho Tuệ tăng trưởng

           - Chương XVII. Đạo lý Duyên khởi

           - Chương XVIII.Kiến thanh tịnh

           - Chương XIX.  Đoạn nghi thanh tịnh

           - Chương XX.   Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh

           - Chương XXI.  Đạo tri kiến thanh tịnh

           - Chương XXII.Tri kiến thanh tịnh

           - ChươngXXIII.Những lợi ích của sự tu tuệ

Tổng luận

Kinh sách tham khảo

Mục lục

Các sách khác thuộc PG. Nguyên Thủy

Bản giải Siêu Lý Trung Học
Bản giải Siêu Lý Trung Học
Bản giải Siêu Lý Tiểu Học
Bản giải Siêu Lý Tiểu Học
Siêu lý học
Siêu lý học
Bản giải Siêu Lý Cao Học
Bản giải Siêu Lý Cao Học
Tự học Vi Diệu Pháp Tập 6
Tự học Vi Diệu Pháp Tập 6
Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ
Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ
Yamaka Bộ Song Đối
Yamaka Bộ Song Đối
Thập Độ
Thập Độ
Đại Niệm Xứ
Đại Niệm Xứ
38 Pháp Hạnh Phúc
38 Pháp Hạnh Phúc
Thiện Bạn Hữu
Thiện Bạn Hữu
Siêu lý học
Siêu lý học