Lời nói đầu
Hòa thượng Ấn Thuận (1906-2005) người tỉnh Triết Giang – Trung Quốc, năm 1952 Ngài đến sinh sống tại Đài Loan. Cả cuộc đời của ngài lấy việc nghiên cứu Phật pháp làm sự nghiẽp, đã biên tập trước tác hơn 40 tác phẩm, trong đó những tác phẩm như“Ấn Độ Phật giáo sử”, “Nguyên thủy Phật giáo Thánh điển chi tập thành”, “Thuyết Nhất thiết Hữu bộ vi chủ đích Luận thư dữ Luận sư chi Nghiên cứu”, “Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo chi khởi nguyên dữ khai triển”, “Tạp A hàm Kinh Luận hội biên”… là những tác phẩm kinh điển có giá trị học thuật cao, mang tính chìa khóa để mở kho tàng Phật học.
Có thể nói Ngài là nhân vật tiêu biểu cho Phật giáo Đài Loan, làm mô phạm cho tòng lâm, không chỉ bậc tu hành đức độ cao dày, mà còn là một nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm, tinh thông Tam tạng kinh điển cả Nam Bắc truyền. Đời ngài lấy việc nghiên cứu duyệt đọc kinh điển làm sự nghiệp, không tham gia bất cứ chức vụ nào của Giáo hội Phật giáo Đài Loan, nhưng tư tưởng của ngài có ảnh hưởng không nhỏ đến Phật giáo Đài Loan, nhất là giới nghiên cứu học thuật, đó cũng chính là lý do tại sao vào năm 1973 trường Đại học Đại Chánh Tokyo đã trao bằng tiến sĩ vinh dự cho ngài, rõ ràng Ngài đã tạo một niềm tin cho xã hội.
Tác phẩm “Giảng giải Kinh Bát-nhã” vốn là “Kinh Bát-nhã giảng ký” là tập thứ nhất của bộ “Diệu Vân Tập” (24 tập) của Hòa thượng. Nội dung tác phẩm này gồm hai phần, phần một chuyên giảng giải “Kinh Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật-đa” và phần hai giảng giải về “Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh”, với cách phân tích giảng giải của Ngài rất rõ ràng sâu sắc, tuy là bài giảng, nhưng không thiếu tính học thuật, đáng cho chúng ta học tập. Vì tác phẩm này không phải do chính Ngài viết, mà là những bài thuyết giảng, được những người đệ tử ghi lại, sau đó biên tập thành sách, do đó thiếu phần chú thích, dĩ nhiên không thể sánh với những tác phẩm do chính Ngài viết, có những đoạn văn tối nghĩa, ý tứ rời rạc. Để người đọc không bị chướng ngại về mặt nghĩa lý, người dịch đã chọn cách dịch ý.
Những tác phẩm của Hòa thượng là một trong những kế hoạch mà ‘Nhóm nghiên cứu và dịch thuật Tuệ Chủng’ có ý định chuyển dịch thành Việt ngữ nhằm giới thiệu những công trình nghiên cứu của Ngài đến với tăng ni sinh và Phật tử người Việt, góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa Phật giáo nước nhà, nhất là làm tài liệu tham khảo cho tăng ni sinh đang theo học tại các Học viện ở Việt Nam.
Cuốn sách này do tôi và Đại đức Quán Như cùng dịch, Đại đức là tăng sinh tốt nghiệp Trường cơ bản Phật học Nguyền Thiều tỉnh Bình Định, hiện đang du học tại Phật học viện Viên Quang Đài Loan, với thành tích học tập rất tốt, sống có đạo hạnh. Điều đáng tán thán là trong khoảng thời gian còn đang học tập mà Đại đức biết dành thì giờ dịch kinh sách, kết quả, dịch rất tốt, đây là điều ít người làm được. Tôi hy vọng, đại đức tiếp tuc cộng tác với chúng tôi, chuyển ngữ những tác phẩm của Hòa thượng Ấn Thuận để làm phong phú thêm cho văn hóa Phật giáo nước nhà.
Thiền viện Vạn Hạnh, ngày 20/ 01/ 2010
Nhóm nghiên cứu dịch thuật
Phật học – Tuệ Chủng
Trưởng nhóm
Tiến sĩ Thích Hạnh Bình
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tổng luận
Phần giải thích
(1)Lấy Như Lai làm chứng
(2)So sánh công đức4
(3) Lấy Thanh Văn làm chứng
(4) Lấy Bồ tát làm chúng
– Được vô sanh pháp nhẫn
– Trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật
– Thành tựu pháp thân
– Công đức trì kinh nhiều hơn công đức bố
thí vật chất
10.Khuyến khích trì kinh
(1)Pháp giáo hóa lìa ngôn ngữ
(2)Nơi giáo hóa không thật
(3)Người giáo hóa vô tưởng
(4)Công đức trì kinh nhiều hơn công đức bố
thí thân mạng
11.Tán thán công đức thọ trì
(1) Tán thán giáo pháp sâu xa
(2) Tán thán người có niềm tin
12.Như Lai tán thán công đức thù thắng và
khuyến khích thực hành
(1)Tán thán tổng quát
(2)Khuyến khích tu hạnh nhẫn nhục
– Lời khuyên chơn thật của Như Lai
– Công đức trì kinh nhiều hơn công đức bố thí
(3)Hiển bày sự thù thắng
– Chỉ có Đại thừa là tối thắng
– Điều tôn thắng ồ thế gian
– Sự thù thắng của pháp chuyển hoá diệt trừ
tội nghiệp
-So sánh công đức
– Tổng kết tán thán công đức không the
nghĩ lường
13.Trình tự của phương tiện dạo
(1)Chỉ bày theo trình tự
(2)Minh tâm bồ đề;
– Chơn chánh phát tâm bồ đề
– Chứng quả bồ đề
(3)Xuất đáo bồ đề
– Thành tựu pháp thân
– Thành thục chúng sanh
– Trang nghiêm cõi Phật
(4)Cứu cánh bồ đề
– Tri kiến viên minh
– Phước đức vô lượng
– Thân tướng đầy đủ
– Pháp ầm biến mãn
– Tín chúng thù thắng
– Thành tựu chánh giác
– So sánh công đức
(5)Sự nghiệp thị hiện hóa thân
– Giáo hóa phàm phu
– Thân tướng hóa hiện
– So sánh công đức
– Oai nghi
– Nơi giáo hóa là đại thiên thế giới
– Thế giới
– Nói về vô ngã
14.Khuyến khích phát tâm thọ trì
(1)Nói rõ pháp lìa tướng
(2)Nên thọ trì đọc tụng thuyết giảng
(3)Tổng kết chánh quán
III. Phần lưu thông
Giảng giải Tâm kinh
Bát-nhã Ba-la-mật-đa
I.Tổng luận
1.Giải thích đề kinh
(1)Ba-la-mật-đa
(2)Bát-nhã Ba-la-mật-đa
(3)Tâm Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa
2.Giới thiệu tác giả dịch kinh này
1.Tông chỉ
2.Quán 5 uẩn đều không
3.Rời tướng chứng tánh
4.Quán 12 xứ là khồng
5.Quán 18 giới là không
6.Quán 12 nhân duyên là không
7.Quán Tứ đế là không
8.Không có sở đắc
9.Thành tựu Niết bàn – quả vị của Tam thừa
10.Quả vị Bồ đề – quả vị của Như Lai
11.Tán thán công đức Bát-nhã
12.Phương pháp tu tập cho người đốn căn
Giảng giải Kinh Bát Nhã