THAY LỜI TỰA
…Nếu Triết-học Trung -Quốc lấy chữ hòa giữa Trời, Đất, Người làm lý-tưởng thì Triết-học Ấn-Độ lại tìm mục đích cùng tột ở chỗ giải-thoát tự-do cho tinh thần. Cho nên người lý-tưởng kiểu-mẫu của Trung-Hoa là CON NGƯỜI NHÂN, con người xã-hội nhân-quần, con người lý-tưởng của Ấn Độ lại là con người ĐẠO-SĨ TÂM-LINH, con người có ý-thức vũ-trụ.
Nếu giản-yếu tư-tưởng nhân-loại vào hai mục-đích căn-bản là Trì=tìm-hiểu, và Hành=thực-hành, thì chúng ta có thể nói được rằng Triết-học Ấn-Độ chủ về Trì, mà Triết-học Trung-Quốc chủ về Hành, tuy ở hai bên trì-hành vẫn hợp nhất. Chủ về Trì nên tìm Xuất-thế ra vũ-trụ, chủ về Hành nên tìm Nhập-thế vào luân-lý xã-hội.
Con người ta đang lúc trẻ-trung khí-huyết hăng-hái nhìn thế-sự với con mắt lạc-quan tự-tin, lúc ấy chúng ta có thể hành-động nhân-sinh làm mãn-nguyện được. Đấy là con đường HÀNH của tinh-thần văn-hóa dân-tộc Trung-Hoa.
Trong khi trình-bày tinh-thần và lịch-trình tiến-hóa của môn TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG, chúng tôi không quên chúng tôi là người Việt…
MỤC LỤC
THAY LỜI TỰA
TRIẾT-HỌC với VĂN-HÓA DÂN-TỘC
a- Trung-Hoa
b- Ấn-Độ
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
TRIẾT-HỌC hay là ĐẠO-ĐỨC
Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN TRONG SỰ KHẢO-CỨU TRIẾT-HỌC
CHƯƠNG I
VỊ-TRÍ TRIẾT-HỌC TRUNG-QUỐC TRONG TRIẾT-HỌC THẾ-GIỚI
CHƯƠNG II
KHÁI LUẬN VỀ THỜI-ĐẠI TRIẾT-GIA TRUNG-QUỐC
CHƯƠNG III
TƯ-TƯỞNG TRIẾT-HỌC TÔN-GIÁO TRƯỚC THỜI KHỔNG-TỬ
CHƯƠNG IV
TƯ-TƯỞNG TÔN GIÁO với SINH-HOẠT XÃ-HỘI
Thơ Cát-Đàm (Kinh THI)
CHƯƠNG V
TƯ-TƯỞNG PHÔI-THAI TRONG THI, THƯ, DỊCH
CHƯƠNG VI
HỒNG PHẠM
5 Đồ-biểu ma-phương
CHƯƠNG VII
TRIẾT-LÝ DỊCH
CHƯƠNG VIII
CÁC TƯ TRÀO MANH-NHA ĐỜI XUÂN-THU
CHƯƠNG IX
HỆ-THỐNG NHẬP-THẾ
CHƯƠNG X
TRIẾT-LÝ KHỔNG-TỬ
5.Triết-lý Giáo-dục
CHƯƠNG XI
HỆ-THỐNG XUẤT-THẾ
Sự phát-sinh tư-tưởng xuất-thế với Dương-Chu và nhân-vật Lão-Tử
CHƯƠNG XII
DƯƠNG CHU VÀ KHỞI ĐIỂM CỦA LÃO-HỌC
CHƯƠNG XIII
MẶC-KHỔNG VỚI XÃ-HỘI ĐÔNG-CHU
CHƯƠNG XIV
LUÂN-LÝ CỦA MẶC-TỬ
CHƯƠNG XV
TÔN-GIÁO CỦA MẶC-TỬ
1.Thuyết Kiêm-Ái
CHƯƠNG XVI
TRIẾT-LÝ CHÍNH-TRỊ CỦA MẶC-TỬ
1.Chính-sách Thượng-hiền
KẾT LUẬN