Tìm Sách

PG. Việt Nam >> Phật giáo thời hậu Lê


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật giáo thời hậu Lê
  • Tác giả : Vện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 594
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2014
  • Phân loại : PG. Việt Nam
  • MCB : 12100000012420
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Phật giáo thời hậu Lê

LỜI NÓI ĐẦU

Sau thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Lý – Trần, Phật giáo đời Hậu Lê không còn giữ vai trò quốc giáo, mà từng bước đi vào giai đoạn phát triển mới. Thời kỳ này, tuy Phật giáo từ bỏ vũ đài chính trị, cộng thêm phải gánh chịu hậu quả tàn phá nặng nề trong chính sách tiêu diệt văn hóa Đại Việt của giặc Minh, nhưng không vì thế mà mất dấu trên đất nước ta. Ngược lại, Phật giáo vẫn đứng vững trong lòng quần chúng nhân dân.

Nếu tìm hiểu các nguồn sử liệu và những di văn còn sót trong dân gian, chúng ta sẽ thấy diện mạo khả quan của Phật giáo thời Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Trịnh – Nguyễn phân tranh và Tây Sơn. Nhân vật Phật giáo tiêu biểu cho suốt chiều dài bốn thế kỷ từ 15 đến 18 không phải là ít. Các ngài Chân Nguyên, Hương Hải, Chuyết Công, Nguyên Thiều, Thạch Liêm, Minh Hải Pháp Bảo, Liễu Quán,… là những bậc Tổ sư, có vị trí nhất định trong quá trình phát triển Thiền phái Trúc Lâm, hình thành tông Lâm Tế, Tào Động, Chúc Thánh, Liễu Quán lưu truyền mãi đến tận ngày nay. Hoặc nhục thân của các bậc chân tu như Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh,… là minh chứng hùng hồn cho nội lực tu tập của giới Tăng sĩ thời bấy giờ.

Thiết tưởng, nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam giai đoạn thế kỷ 15 đến 18 sẽ giúp chúng ta có nhận định chính xác hơn hệ tư tưởng của các Thiền phái, đồng thời rút ra nhận xét công bằng hơn về một thời kỳ Phật giáo ẩn mình trong lòng dân tộc. Với tinh thần như thế, tập sách Phật giáo thời Hậu Lê ra đời trong hệ thống các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam thuộc Tủ sách Phật giáo và Dân tộc. Chắc chắn rằng, tác phẩm này sẽ còn nhiều điểm cần bàn bạc thêm, thậm chí là thiếu sót hoặc – sai lầm. Kính mong các bậc cao minh tận tình chỉ giáo.

BAN BIÊN TẬP

MỤC LỤC


1.      Thích Quảng An - Tư tưởng Thiền sư Liễu Quán qua bài kệ truyền thừa

2.      Thích Nữ Giác Bình - Thiền sư Chân Nguyên với Thiền tông bản hạnh

3.      Thích Nữ Nhuận Bình - Liễu Quán: vị Bồ tát giữa đời thường    

4.      TK. Thích Đồng Bổn - Phổ Chiêu thiền sư

5.      Thích Nữ Ngộ Bổn - Tư tưởng Thiền trong Ức Trai thi tập

6.      Nhật Cao - Danh nhân Phật giáo Nam Hà: Nguyễn Phước Hiệp và Thiều Dương Hầu

7.      Phạm Thị Chuyền - Sử liệu Phật giáo Lê sơ trong thư tịch Hán Nôm

8.      Thích Nữ Chơn Định - Nguyễn Trãi và sự tiếp biến tư tưởng “Phật tại tâm”

9.      Nguyễn Đại Đồng - Phật giáo nhà Mạc

10.  Thích Toại Đức - Phật giáo thời Hậu Lêchưa suy đồi

11.  PGS.TS Mạc Đường-Xã hội vương triều Mạc và Phật giáo thời Mạc và Phật giáo thời Mạc

12.  Vu Gia -Vì đâu Phật giáo thời Hậu Lê suy đồi?

13.  Thích Nữ Viên Giác -Phong thái thiền vị của Nguyễn Trãi

14.  Nguyễn Thị Mỹ Hạnh -Dấu ấn Phật giáo trong mối quan hệ với Chămpa của chúa Nguyễn Phúc Chu

15.  Thích Nữ Minh Hoa -Phật giáo qua cái nhìn của vị Bảng nhãn thời Hậu Lê

16.  Thích Nữ Niệm Huệ -Nguyễn Trãi, một danh Nho am hiểu đạo Phật

17.  Thích Nữ Như Hướng -Sự phát triển của đạo Phật ở Đàng Trong

18.  Thích Nữ Quảng Khai -Nhìn lại Phật giáo thời Hậu Lê (1428-1527)

19.  Tuệ Khương -Tuệ Thông – Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726)

20.  Thích Nữ Diệu Lạc -Tư tưởng Phật giáo trong sự nghiệp “tề gia, trị quốc” của Lê Quý Đôn

21.  Thích Tuệ Minh -Thiền sư Tông Diễn và phái Tào Động ở Đàng Ngoài

22.  Thích Đức Nguyên -Khái quát về lịch sử hình thành & phát triển của Thiền phái Chúc Thánh

23.  Nhật Nguyệt -Tinh thần Phật giáo qua thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm

24.  Thích Nữ Huệ Nguyệt-Hòa thượng Thạch Liêm và thuyết “tự tánh Di Đà”

25.  25.Thích Tuệ Nhật -Lê Quý Đôn: Bậc đại Nho nghiên cứu Phật giáo

26.  Thích Pháp Như -Phật giáo thời Hậu Lê: Sự suy đồi và những nguyên nhân

27.  Thích Đồng Niệm -Ảnh hưởng Phật giáo trong văn học chữ Nôm thế kỷ XVIII

28.  Thích Nguyên Phúc -Từ Thiền tông bản hạnh đến Tịnh Độ yếu nghĩa

29.  Thích Tuệ Phúc -Thiền sư Chùa Đậu

30.  Nguyễn Ngọc Quỳnh -Võ Phương Lan – Khái lược chính sách đối với Phật giáo  từ Hậu Lê đến Tây Sơn

31.  Lê Sơn(Lê Sơn Phương Ngọc) – Bài học từ độc tôn Nho giáo thời Hậu Lê

32.  Trần Đình Sơn -Thiên Túng Đạo Nhân Nguyễn Phước Chu (1675-1725) một tác gia văn học

33.  Thích Nhuận Thành -Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, hình ảnh tiêu biểu của người Phật tử

34.  Thích Huệ Thạnh -Bài học từ Phật giáo thời Hậu Lê

35.  Thích Nữ Huệ Thảo -Người nối chí Lý Công Uẩn và Trân Nhân Tông

36.  Thích Nữ Trung Thảo-Đôi nét về các thiền sư tiêu biểu của Phật giáo Đàng Trong

37.  Nguyễn Thị Thêm -Một số dấu ấn lịch sử qua hành trạng Tổ sư Nguyên Thiều

38.  Hồ Xuân Thiên -Toàn Nhật Quang Đài và Phật giáo thời Tây Sơn

39.  Thích Nữ Quảng Thiện -Triết lý hư vô trong Cung oản ngâm khúc

40.  PGS. TS. Đinh Khắc Thuận -Chuông chùa thời Hậu Lê

41.  Thích Nữ Phúc Thuận -Tư tưởng Phật giáo trong Cung oán ngâm khúc

42.  Thích Nguyên Trụ -Tổ sư Chuyết Công ở Đàng Ngoài

43.  Lý Hồng Tuyền– Vài nét nổi bật của Phật giáo Đàng Trong

44.  Thích Nữ Đức Viên -Thiền sư Hương Hải với quan điểm vô tâm

45.  Nguyễn Hữu Việt – Có hay không Thiền phái Liên Tông?

 

Các sách khác thuộc PG. Việt Nam

Phật Giáo Việt Nam – Suy Tư & Nhận Định
Phật Giáo Việt Nam – Suy Tư & Nhận Định
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964 – 1968)
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964 – 1968)
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến Thế kỷ XIII LE BOUDDHISME EN ANNAM
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến Thế kỷ XIII LE BOUDDHISME EN ANNAM
Khương Tăng Hội toàn tập 1
Khương Tăng Hội toàn tập 1
Việt Nam Phật Giáo sử luận
Việt Nam Phật Giáo sử luận
Chân dung Con Người trong Thơ Thiền Lý- Trần
Chân dung Con Người trong Thơ Thiền Lý- Trần
Khóa Hư Lục Giảng Giải
Khóa Hư Lục Giảng Giải
Thiền Uyển Tập Anh
Thiền Uyển Tập Anh
Việt Nam Phật giáo sử luận I II III
Việt Nam Phật giáo sử luận I II III
Việt Nam Phật Giáo sử luận tập II
Việt Nam Phật Giáo sử luận tập II
Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa
Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa
Toàn tập Trần Nhân Tông
Toàn tập Trần Nhân Tông