KHẢO SÁT LỊCH SỬ & TƯ TƯỞNG
NHÂN MINH LUẬN PHẬT GIÁO
THÍCH KIÊN ĐỊNH
NXB THUẬN HÓA
LỜI TỰA
Đầu tháng 10 năm 2005, theo đề nghị của Ban Giám hiệu Trường Trung Cấp Phật học Báo Quốc tại Huế, chúng tôi đảm nhiệm giảng dạy môn Nhân Minh Luận này cho quý Tăng Ni Lớp Cao Đẳng tại quý Trường. Tuy giáo trình đã biên soạn, nhưng xét thấy còn nhiều vấn đề cần phải bổ sung; nhất là sau khi tham khảo những tác phẩm Nhân Minh bằng Việt ngữ và Anh ngữ hiện có.
Điều mà chúng tôi rất ngạc nhiên là khi đọc được tác phẩm tựa đề “Nhân Minh Luận Phật Giáo” của tác giả Minh Chi, vị Thầy đã dạy môn Tôn Giáo học cho Tăng Ni sinh khóa II của chúng tôi tại trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh niên khoá 1989-1992, nay là Học Viện Phật giáo TP. HCM. Sau khi đọc toàn bộ nội dung tác phẩm đó, quả thật trong thâm tâm của người học trò này cảm thấy có một điều gì đó vừa phấn khích và vừa trân trọng; tuy nhiên một vài lãnh vực có lẽ cần nên hệ thống lại.
Ngoài ra còn nhiều luận thư liên quan đến Nhân Minh, mà nhất là bản luận giải của Đại sư Khuy Cơ, quả thật là nền tảng luận lý rất uyên áo. Nhờ những thư tịch trên đã thật sự khích lệ và làm cơ sở rất có giá trị cho chúng tôi hoàn thành tác phẩm này.
Tác phẩm này tuy đã được hoàn tất nhưng khó tránh khỏi những sơ suất. Ngưỡng mong những bậc cao minh, chư vị Thiện trí thức hoan hỷ chỉ bày những nhược điểm ngõ hầu tác giả sẽ chỉnh đốn và bổ sung trong lần tái bản tiếp. Đó có lẽ cũng là vì sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp, vì phụng đạo giúp cho nhiều người. Những tưởng rằng hoài bảo của mục đích thiêng liêng cao cả ấy là tồi tà phụ chánh, truyền đăng tục diệm, hộ trì Tam Bảo, và xướng minh chánh pháp.
Hoàn tất tác phẩm này, xin thành kính đốt nén tâm hương tỏ lòng niệm ân giáo dưỡng đến bậc Thầy khả kính: Hòa thượng Bổn sư đạo hiệu thượng Thiện hạ Siêu đã tác thành Pháp thân huệ mạng cho kẻ hậu học này.
Xin thành tâm niệm ân Hòa thượng Viện trưởng, đạo hiệu thượng Chơn hạ Thiện; đặc biệt nhất là Hòa thượng Thích Hải Ấn và Hòa thượng Thích Quang Nhuận cùng Chư tôn Hòa thượng trong Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và Chư Thượng Tọa, Đại đức Tăng Ni trong học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã trợ duyên cho sự nghiệp giáo dục Phật giáo và hoằng pháp được hanh thông.
Xin thành thật niệm ân Chư tôn Hòa thượng, Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, quý Ni sư, quý Sư cô, và chư Thiện tri thức cũng như quý Phật tử đã trợ duyên cho tác phẩm tử nhiều lãnh vực khác nhau để tác phẩm này được xuất bản.
Nguyện đem chút công tâm này để hồi hướng và sám hối nghiệp chướng cho Song thân Phụ mẫu; và thường nguyện pháp giới chúng sanh, chóng sạch nghiệp duyên, thấu rõ bản giác, thông suốt chơn tánh, đồng thành Phật đạo.
Trên đây là kính đôi dòng bày tỏ niệm thiển cận, ngưỡng mong quý độc giả liễu tri và am tường. Âu đó nó cũng thay cho Lời Tựa của tác phẩm: Khảo sát Lịch sử và tư tưởng Nhân Minh Luận Phật giáo này.
Kính chúc Chư tôn đức và quý Thiện hữu trí thức cũng như quí độc giả thân tâm thường lạc và Phật sự viên thành. Xin tri ân tất cả những tác giả với những tác phẩm đã chuyển tải những nội dung có giá trị mà tác giả đã tham khảo, nghiên cứu và viện dẫn. Kính xin nhận nơi đây lòng tôn kính nhất và tôn trọng nhất.
Từ Đàm Quý Xuân, 25/3/ Kỷ Sửu
Thích Kiên Định
Mục lục
Lời tựa
Mục lục
PHẦN I
Chương I
Giới thiệu Tổng quan
Chương II
Bối cảnh lược sử & khảo sát Nhân Minh Luận Phật Giáo
Chương III
Nhân Minh với Kinh Tạng Phật Giáo
Chương IV
Nhân Minh Luận Phật giáo trong giai đoạn đầu tại Ấn Độ
Chương V
Nhân Minh – Giai đoạn Thứ hai
Chương VI
Nhân Minh – Giai đoạn Thứ ba
Chương VII
Các trường phái Triết học, Luận lý trụ cột của Phật giáo và Luận lý ở Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và Việt Nam
PHẦN II
Tìm hiểu Cảnh sở Duyên của sự Nhận Thức, Thuyết Tri Giác và Nhận Thức Luận
Chương I
Tìm hiểu Cảnh Sở Duyên của Sự Nhận Thức
Chương II
Thuyết Tri Giác ( Cầu nối giữa Vasubandhu và Dignãga )
Chương III
Nhận thức luận của Gignaga
PHẦN III
NHÂN MINH LUẬN PHẬT GIÁO
Chương I
Khái niệm về Nhân Minh., Tìm hiểu Đề Luận, Ý nghĩa Đề Luận và Phòng nạn Nhân Minh
Chương II
Tôn chí và mục đích của Nhân Minh
Chương III
Bốn yếu tố và bốn yếu tố Tự Ngộ
Chương IV
Nguyên do lập Bát Môn, Nguyên do lập Tôn và Ba tướng
Chương V
Phương thức lập luận, Phòng nạn lập luận, Khoa học tranh luận và Luận lý siêu việt
Chương VI
Tam chỉ tác pháp và Tôn của nó
PHẦN IV
Nhân & Dụ trong Tam chí tác pháp
Chương I
Nhân
Chương II
Ba tánh của Nhân
Chương III
Dụ
Chương IV
Chín lỗi của Tôn
Chương V
Mười bốn lỗi của Nhân
Chương VI
Mười lỗi của Dụ
Phần phụ lục – Tư liệu tham khảo
BÁT CHÁNH ĐẠO Con đường đến hạnh phúc
|
Cẩm nang viết Khảo luận Luận văn Luận Án
|
Đức Phật và Phật Pháp
|