Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Danh Tăng Tông Thiên Thai Nhật Bản


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Danh Tăng Tông Thiên Thai Nhật Bản
  • Tác giả : Thích Tắc Phi
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 535
  • Nhà xuất bản : Hồng Đức
  • Năm xuất bản : 2013
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12100000012473
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI TỰA

          Thời xưa, khi khoa học chưa tiến triển, trên đất liền núi non cách trở, việc đi lại rất khó khăn; giao thông về đường thủy tương đối thuận tiện hơn nhiều. Trung Quốc và Nhật Bản chỉ cách nhau một biển nhỏ. Sự giao lưu về văn hóa, tôn giáo… của 2 quốc gia được diễn ra rất dễ dàng và thuận tiện. Nơi phát nguồn của tông Thiên Thai là chùa Quốc Thanh, dưới chân núi Thiên Thai. Núi Thiên Thai này nằm cạnh bờ biển tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Do vậy, tông Thiên Thai chính thức truyền bá qua Nhật Bản rất sớm.

          Năm Giáp Thân (804), niên hiệu Diên Lịch thứ 23, Đại sư Truyền Giáo Tối Trừng (767-822) được Thiên hoàng Hoàn Võ cấp hộ diệp, từ Nhật Bản đến chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, tham học giáo pháp Tam Quán, với Thập tổ tông Thiên Thai Trung Quốc là Hưng Đạo Đạo Thúy và cao tăng Hoa Đảnh Hành Mãn (751 -838). Năm Ất Dậu (805), ngài Tối Trừng trở về cố quốc, tận lực tái thiết chùa Diên Lịch, núi Tỷ Duệ, kinh đô Nại Lương. Nhờ sự ngoại hộ đắc lực của Thiên hoàng và các vị Thân vương, ngài Tối Trừng thành lập tông Thiên Thai Nhật Bản vào ngày 26 tháng giêng năm Bính Tuất (806). Từ đấy, chùa Diên Lịch trở thành Tổng Bản Sơn của tông Thiên Thai; thời kỳ cực hưng thịnh có ba ngàn tăng chúng, hơn một ngàn tự viện trực thuộc, chia làm ba khu vực lớn là Đông Tháp, Tây Tháp và Hoành Xuyên. Vị Trụ trì chùa này là bậc cao tăng thạc đức, là vị Tông trưởng của tông phái, cai quản và thống lĩnh tất cả các chùa viện trong Sơn Môn, được toàn thể tăng tín đồ suy cử và Thiên hoàng ban sắc công nhận; thường gọi là Thiên Thai Tọa chủ.

          Tại chùa này, đã xuất hiện nhiều bậc cao tăng, ví như: Đại sư Viên Nhân, Đại sư Viên Trân… nối thịnh tông môn; Luật sư Chân Thịnh khai sáng chi phái Thiên Thai Luật Tông, Đại sư Hoàng Khánh khai sáng dòng phái Cốc v.v… đều trực thuộc tông Thiên Thai. Thậm chí Đại sư Không Dã (Hoằng Dã, 903-972) khai sáng tông Tịnh Độ Nhân Gian; Đại sư Pháp Nhiên (Nguyên Không, 1133-1212) khai sáng tông Tịnh Độ; Đại sư Thân Loan (Kiến Chân, 1173-1262) khai sáng Tịnh Độ Chân Tông; Đại sư Vinh Tây (Thiên Quang Quốc Sư, 1141-1215) khai sáng tông Lâm Tế; Đại sư Đạo Nguyên (Thừa Đương, 1200-1252) khai sáng tông Tào Động; Đại sư Nhật Liên (Lập Chánh, 1221- 1282) khai sáng tông Nhật Liên; Đại sư Nhất Biến (Viên Quang, 1239-1289) khai sáng Thời Tông đều là đệ tử và từng có thời gian dài tham học tại đây, trước khi thành lập tông phái khác.

           Chúng tôi rất hâm mộ đạo đức của các bậc tiền bối, nên cố gắng sưu tầm. biên tập truyện ký của những bậc cao tăng, danh tăng tông Thiên Thai Nhật Bản, giới thiệu với độc giả Việt Nam, ngõ hầu góp một phần nhỏ trong việc lưu truyền Phật Pháp. Tuy nhiên, từ khoảng thế kỷ 14 trở về sau, do không có tư liệu, nên chỉ ghi được một ít tự truyện của các bậc cao tăng.

          Dù cố gắng hết sức, nhưng không sao tránh khỏi sự sai lầm, thiếu sót. Kính xin các bậc thức giả hoan hỷ chỉ bảo, để kỳ tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi thành thật cám ơn.

Chùa Pháp Đàn, ngày 21 tháng 4 năm Quý Tỵ

Cẩn chí

Thích Tắc Phi

MỤC LỤC

Lời tựa                                              – Thiền sư Giới Toán

– Đại sư Tối Trừng                            – Luật sư Tịch Chiếu

– Thiền sư Nghĩa Chân                      – Thiền sư Hoàng Khánh

– Thiền sư Viên Trừng                       – Thiền sư Viện Tôn

– Thiền Sư Thái Phạm                       – Thiền sư Thành Tâm

– Thiền sư Quang Định                      – Thiền sư Giác Du

– Thiền sư An Huệ                             – Thiền sư Trung Tầm

– Luật sư Giám Chân                         – Pháp sư Tịch Nhân

– Thiền sư Viên Nhân                        – Thiền sư Lương Nhẫn

– Thiền sư Tông Duệ                         – Pháp sư Hiển Chân

– Thiền sư Viên Trân                         – Đại sư Pháp Nhiên

– Thiền sư Tương Ưng                       – Thiền sư Vinh Tây

– Thiền sư Tăng Mạng                       – Pháp sư Tín Không

– Thiên sư An Nhiên                          – Pháp sư Long Khoan

– Thiền sư Tôn Ý                               – Pháp sư Từ Viên

– Thượng nhân Không Dã                 – Pháp sư Không A

– Thiền sư Lương Nguyên                  – Pháp sư Hạnh Tây

– Thiền sư Tăng Hạ                           – Pháp sư Biện Trường

– Thiền sư Dư Khánh                        – Luật sư Tuấn Nhưng

– Thiền sư Nguyên Tín                      – Thượng nhân Thân Loan

– Thiền sư Tầm Thiền                        – Pháp sư Trạm Không

– Thiền sư Giác Vận                          – Pháp sư Chứng Không

– Thiền sư Khánh Tộ                         – Pháp sư Duệ Không

– Thiền sư Giác Siêu                          – Pháp sư Nguyên Trí

– Pháp sư Trường Tây                       – Luật sư Chân Thịnh

– Pháp sư Hoài Tráng                        – Pháp sư Toàn Tông

– Pháp sư Lương Trung                     – Đại sư Thiên Hải

– Pháp sư Hoàng Viên                       – Pháp sư Diệu Lập

– Pháp sư Thật Phạm                        – Luật sư Từ Sơn

– Thiền sư Đạo Nguyên                     – Luật sư Linh Không

– Pháp sư Biện Viên                          – Pháp sư Tăng Duệ

– Thiền sư Phổ Môn                          – Pháp sư Phước Điền Hành Giới

– Thánh nhân Nhật Liên                    – Pháp sư Xích Tùng Quang Ánh

– Pháp sư Huệ An                             – Pháp sư Phước Điền Nghiêu Dĩnh

– Thượng nhân Nhất Biến                 – Pháp sư Vọng Nguyệt Tín Hanh

– Pháp sư Liễu Huệ                           – Ni trưởng Lại Hộ Nội Tịch Thính

– Pháp sư Lương Hiểu                       – Cư sĩ Đảo Điền Phiền Căn

– Pháp sư Hưng Viên                         – Cư sĩ Ngưu Tràng Huyền Chân

– Pháp sư Sơ Thạch                           Phụ lục I Cao Tăng Tông Thiên Thai Hàn Quốc

– Pháp sư Lương Tôn                        – Thiền sư Ba Nhược

– Thiền sư Vinh Triêu                        – Thiền sư Huyền Quang

– Pháp sư Khánh Diệu                       – Thiền sư Nghĩa Thông

– Pháp sư Lương Không                    – Thiền sư Đế Quán

– Pháp sư Nhiên Không                     – Tăng thống Nghĩa Thiên

– Thiên sư Chứng Chân                     – Tăng thống Trừng Nghiễm

– Pháp sư Huyền Huệ                        – Phụ lục II Các Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản

– Pháp sư Nhật Thập                        – Phụ Lục III Niên Biểu Phật Giáo Nhật Bản

– Pháp sư Thánh Quynh                – Phụ Lục IV Các Tiểu Quốc Nhật Bản Thời cổ Đại

– Pháp sư Thánh Không                    – Tài liệu tham khảo

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Chư tôn Thiền Đức Cư sĩ hữu công Phật Giáo Thuận Hóa tập 1
Chư tôn Thiền Đức Cư sĩ hữu công Phật Giáo Thuận Hóa tập 1
Biên niên sử Phật giáo Gia Định – Saigon TP.HCM
Biên niên sử Phật giáo Gia Định – Saigon TP.HCM
Nam Hải Dị Nhân
Nam Hải Dị Nhân
Thơm ngát hương lan
Thơm ngát hương lan
Đại Việt sử ký toàn thư tập 2
Đại Việt sử ký toàn thư tập 2
Chư tôn thiền đức cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận hóa tập 2
Chư tôn thiền đức cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận hóa tập 2
Đại Phật Sử tập II
Đại Phật Sử tập II
Truyện Lục Tổ Huệ Năng
Truyện Lục Tổ Huệ Năng
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 3
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 3
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 2
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 2
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 1
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 1
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963