TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ – DHAMAPADA
TÂM MINH – NGÔ TẰNG GIAO ( 322 Trang )
NXB TÔN GIÁO
NGUỒN GỐC KINH PHÁP CÚ
Kinh điển của Đạo Phật chia làm ba tạng: Kinh Tạng, Luật Tạng, và Luận Tạng mà người ta thường gọi là “Tam Tạng”. “ Kinh” là những lời dạy về giáo lý do Đức Phật nói ra để dạy cho các đệ tử tu hành. Kinh bao gồm những bài thuyết pháp của Đức Phật từ buổi thuyết pháp đầu tiên tại Ba La Nại cho đến lúc Phật nhập Niết Bàn. “Luật” là những giới cấm Đức Phật đề ra để cho các đệ tử theo mà từ bỏ điều dữ, tu tập thực hiện điều lành, giữ cho thân tâm được thanh tịnh. “ Luận” là những sách do các đệ tử của Đức Phật viế để thảo luận, diễn giải và phát huy lý tưởng mầu nhiệm trong Kinh và Luật. Đối với những tư tưởng gia sâu sắc, uyên thâm, Luận là phần quan trọng nhất trong Tam Tạng bởi vì nó chứa đựng triết lý uyên thâm nhất của giáo lý Đức Phật, và ngược lại từ những bộ Luận Tạng này, giáo lý của Đức Phật đã được làm sáng tỏ thêm ra.
Trong Kinh Pháp Cú , người đọc sẽ nhận thấy những lời dạy về triết lý và luân lý cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Những lời dạy cho hàng xuất gia tất nhiên không bao hàm hàng tại gia, nhưng những lời dạy cho hàng tại gia đương nhiên có thể áp dụng cho cả hàng xuất gia. Do đó dù ở cương vị nào người đọc cuốn kinh này cũng thu nhập được nhiều lợi ích thanh cao. Hơn nữa những người muốn đi tìm chân lý, dầu theo tín ngưỡng nào chăng nữa, đều có thể thấy hứng thú và bổ ích khi người đọc bộ Kinh Pháp Cú này. Giới học giả và người có trình độ học thức Tây Phương, không phân biệt niềm tin tôn giáo, đã nghiên cứu bộ Kinh Pháp Cú nhằm giúp họ phát triển về tâm linh mà tự bản thân họ có thể thanh tịnh hóa tâm bởi đám mây vô minh che khuất. Ngày nay, nhiều người Châu Âu bắt đầu theo đạo Phật và tìm hiểu kinh điển Phật Giáo. Họ nhận ra rằng kinh điển Phật giáo thường nêu ra chân lý cho toàn thể nhân loại chứ không mang tính chất giáo điều.
Kinh Pháp Cú có những bài kệ được kết hợp với những ví dụ rất sinh động, súc tích và cảm hứng đến nỗi cuốn kinh có thể được xem như là bộ tuyển tập thánh điển cổ xưa nhất trên thế giới và là một trong những bộ thánh điển thiêng liêng nhất của Đông phương. Nhiều học giả quốc tế chuyên về tôn giáo và thần học đã từng nói đại ý rằng: “ Kinh điển của Phật Giáo thật quá là nhiều, nhưng nếu giả dụ một ngày nào đó tất cả các kinh điển này bị thất lạc hay bị thiêu hủy đi hết mà chỉ còn lưu giữ lại được một cuốn Kinh Pháp Cú này thôi thì chúng ta cũng tạm coi như có đủ những gì cần thiết để noi theo giáo lý của Đức Phật”
Tại các nước theo Phật Giáo Nam Tông các Sa di phải học thuộc lòng Kinh Pháp Cú. Riêng tại Việt Nam ta kinh này không được xếp vào danh sách các kinh để tụng niệm hàng ngày nên kinh ít được biết đến....
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
Nguốn gốc Kinh Pháp Cú
Vô thường và Vô ngã
Nhân quả và Nghiệp báo
Luân hồi
CHƯƠNG II
Tam độc : Tham, Sân, Si
Ái dục
Giới, Định, Tuệ
Người ngu và Người trí
Tam quy và Ngũ giới
CHƯƠNG III
Thập thiện
Lục độ Ba La Mật
Tứ diệu đế và Bát chánh đạo
Từ vô lượng tâm : Từ, Bi, Hỷ. Xả
Màu áo cà sa
CHƯƠNG IV
Hương vị giải thoát
Nghệ thuật thuyết pháp
Đạo Phật là đạo yêu đời
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Tài liệu tham khảo
Ngũ Phúc Lâm Môn
|
Quy y Tam Bảo
|