Tìm Sách

Giảng Luận >> Đức Phật và những vấn đề thời đại


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đức Phật và những vấn đề thời đại
  • Tác giả : Thích Hạnh Bình
  • Dịch giả : Thích Hạnh Bình
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 210
  • Nhà xuất bản : Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2010
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12100000012453
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI GIỚI THIỆU

          Tập sách “Đức Phật và những vấn đề thời đại” là những bài viết ngắn gồm những vấn đề liên quan đến quan điểm của Đức Phật đối với xã hội cách đây hơn 2500 năm như: Chiến tranh, sự phân chia giai cấp, kỳ thị chủng tộc, trọng nam khinh nữ, độc tài… Hiện nay, việc tổ chức Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia trên thế giới, các tổ chức xã hội, các tôn giáo ngồi lại với nhau, để cùng bảo vệ nền hòa bình và sự sống cho nhân loại, bằng cách chống chiến tranh, chống sự kỳ thị chủng tộc, chống sự bất bình đẳng giới v.v… đã biểu thị lời giảng dạy của đức Phật vẫn có giá trị thiết thực trong xã hội hiện đại, đây là điểm đặc thù trong đạo Phật.

         Tập sách này cũng đề cập, phân tích, lý giải các mối quan hệ tư tưởng giữa các kinh điển A hàm hay Nikãya với kinh điển Phật giáo Đại thừa.

         Quan điểm của tác giả đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước bối cảnh đất nước có nhiều sự kiện chuyển biến, đang trên đà hội nhập thế giới; phân tích định hướng phát triển giáo dục đào tạo làm nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng là một phần nội dung tập sách này.

         Những bài viết này là ý kiến riêng của tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mong được đón nhận sự góp ý từ các bậc thiện tri thức.

Vạn Hạnh, ngày 10 tháng 3 năm 2010
THÍCH HẠNH BÌNH

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

  1. Đức Phật và sự đóng góp của Ngài cho nền hòa bình và phát triển xã hội
  2. Dẫn luận
  3. Đức Phật là nhà cải cách
  4. Đức Phật là người bảo vệ hòa bình chống chiến tranh
  5. Quan điểm giáo dục của Đức Phật là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ
  6. Lời kết
  7. Đức Phật có phải là bậc nhất thiết trí không?
  8. Nhất thiết trí vốn là quan điểm của 6 phái ngoại đạo
  9. Đức Phật phủ nhận Ngài không phải là vị Nhất thiết trí, nhất thiết kiến
    • Thế Tôn phủ nhận khi ngủ ý thức vẫn tri kiến
    • Phủ nhận trong một sát na thấy tất cả và biết tất cả
    • Phủ nhận cái gì cũng thấy, cái gì cũng biết
  10. Kết luận
  • Những nguyên nhân khiến người đời tôn kính đức Phật
  1. Thế Tôn là người nói và làm đi đôi với nhau
  2. Thế Tôn là người có trí tuệ ca ngợi trí tuệ
  3. Thế Tôn là người nói pháp có nhân, có duyên
  4. Thế Tôn là người giảng dạy về Tứ đế
  5. Những người thực hành giáo pháp Thế Tôn đều đạt mục đích tối thượng
    • Vì người khác phục vụ
    • Giảng dạy những điều có lợi ích thiết thực hiện tại
    • Chỉ rõ pháp thiện và pháp bất thiện
    • Lời dạy của Thế Tôn có xu hướng mang đến hạnh phúc
    • Đệ tử của Thế Tôn sống trong hòa hợp
    • Sống thiểu dục tri túc, không kiêu mạn
    • Nói và làm đi đôi với nhau
    • Thế Tôn là người có trí tuệ không còn nghi ngờ
  6. Kết Luận
  7. Kinh nghiệm tu tập của đức Phật
  8. Những nguyên nhân khiến Phật pháp suy yếu và hưng thịnh
  9. Tinh thần giáo dục của Phật pháp
  10. Những nguyên nhân làm cho Phật pháp suy yếu
  11. Những nhân tố khiến Phật pháp hưng thịnh
    • Phát huy chức năng của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
    • Duy trì và phát huy các cơ sở giáo dục Phật giáo Việt Nam
  12. Kết luận
  13. Kinh điển Đại thừa có phải do Phật thuyết hay không?
  14. Cuộc kiết tập lần thứ nhất và lần thứ hai chỉ là khẩu truyền
  15. Sự xuất hiện Kinh điển Đại thừa
    • Niên đại xuất hiện Kinh điển Đại thừa
    • Nguồn gốc tư tưởng Phật giáo Đại thừa
  • Hình tượng Bồ tát Quan Âm và vấn đề bình đẳng giới
  • Vu Lan: Phật nói về bổn phận
  1. Cung phụng không để thiếu thốn
  2. Muốn làm gì thưa cha mẹ biết
  3. Không trái điều cha mẹ làm
  4. Không trái điều cha mẹ dạy
  5. Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm
    • Ngăn con đừng để làm ác
    • Chỉ bày những điều ngay lành
    • Thương yêu đến tận xương tủy
    • Chọn nơi hôn phối tốt đẹp
    • Tùy thời cung cấp đồ cần dùng
  6. Giáo dục đào tạo là nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam
  7. Đặc tính giáo dục của Phật giáo
  8. Sự gắn kết giữa Phật giáo và văn hóa dân tộc
    • Về giáo dục-đạo đức
    • Về kiến trúc – mỹ thuật
    • Về mặt văn học – thi ca
  9. Hiện tình Phật giáo Việt Nam và những nhu cầu của nó
    • Phiên dịch và biên tập Đại tạng kinh Việt Nam
    • Vấn đề giáo dục và đào tạo
    • Vấn đề hành chánh tổ chức và nhân sự của Giáo hội
  10. Trường đại học Phật giáo là phương án thích đáng phát triển Phật giáo Việt Nam
  11. Kết luận

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Trung Luận Giảng Giải
Trung Luận Giảng Giải
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Vô Ngã và Luân Hồi
Vô Ngã và Luân Hồi
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã
Lược giảng Luận Trung Quán
Lược giảng Luận Trung Quán
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Lược giải Luận Trung Quán
Lược giải Luận Trung Quán
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã