Tìm Sách

Văn - Thơ - Truyện >> Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo
  • Tác giả : Lệ Như Thích Trung Hậu
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 737
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2004
  • Phân loại : Văn - Thơ - Truyện
  • MCB : 12010000009515
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo

Lệ Như Thích Trung Hậu

Sưu tầm và giới thiệu

NXB Tôn Giáo

Dẫn nhập

Tiếp theo tập “Ca dao Tục ngữ Phật giáo Việt Nam” do chúng tôi sưu tập và được ấn hành năm 2001, tập sách này mang tên “Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo”, là côngtrình sưu tập thứ hai có cùng chủ đề và mục đích với tập trước. Với 118 truyện được ghi chép lại, hẳn còn nhiều chuyện khác chưa được sưu tập, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung thiếu sót này trong tương lai. Số truyện cổ trong tập này gồm những truyện do chúng tôi sưu tầm được trong dân gian, trong giới Tăng Ni Phật tử, trong lịch sử và rất nhiều truyện được rút ra từ các tác phẩm đã được xuất bản như Việt Điện U Minh Tập của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp do Lê Hữu Mục dịch, Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, Truyện Cổ Nước Nam của Nguyễn Văn Ngọc, Thiền Uyển Tập Anh do Lê Mạnh Thát dịch,…Chúng tôi vô cùng biết ơn và xin chân thành cáo lỗi cùng các soạn giả về việc chúng tôi sao trích mà không trực tiếp xin phép. Kính mong chư vị thông cảm với hoàn cảnh, phương tiện eo hẹp của một tu sĩ Phật giáo như chúng tôi, thông cảm với mục đích sưu tập của chúng tôi là góp phần giữ gìn, phổ biến nền văn học truyền miệng mang màu sắc Phật giáo mà niệm tình tha thứ.

Trong kho tàng văn học của các nước trên thế giới, văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phản ánh tư tưởng, tình cảm, sinh hoạt mang tính dân tộc xuyên suốt quá trình lịch sử. Đối với những dân tộc không có hoặc chậm có chữ viết riêng thì truyện cổ là một kho tài liệu sống động về lịch sử, văn hóa, văn minh của các dân tộc ấy.

Hơn 2000 năm từ khi du nhập Việt Nam, Phật giáo đã phát triển trong lòng dân tộc, đã đóng góp là nên lịch sử vẻ vang của đất nước, để lại những dấu ấn sâu đậm của mình trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động tích cực của nhân dân, đặc biệt là vê tư tưởng, văn học, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc…Do đó, Truyện cổ Việt Nam, Một hình thái nổi bật của văn học truyền miệng tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo.

Từ khi du nhập, Phật giáo đã dần dà tiến sâu vào lòng dân tộc Việt Nam, chia sẻ những thăng trầm của đất nước, nhân dân trong mọi sinh hoạt văn học, triết học, kiến trúc, nghệ thuật…, tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước. Bằng sức mạnh của từ bi và trí tuệ, triết lý và đạo đức Phật giáo dần dần đã trở thành bản sắc của dân tộc.

Truyện cổ Việt Nam, một trong những bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam, có giá trị nổi bật là phản ánh trung thực tư tưởng, tình cảm, sinh hoạt của đại đa số người dân lao động hiền lành, cần cù, nhẫn nãi, can đảm, tràn trề tình cảmyêu nước, yêu người, yêu vật, yêu thiên nhiên. Giá trị ấy được duy trì, củng cố và không ngừng được nâng cao vì chủ yếu có sự thâm nhập, đóng góp của Phật giáo trong suốt  hai ngàn năm lịch sử.

Hiển nhiên, các truyện cổ chỉ là biểu hiện sự ảnh hưởng Phật giáo trong lòng dân tộc, chỉ là sản phẩm tinh thần của người bình dân chứ không mang tính chất truyền bá Phật giáo. Tư tưởng Phật giáo trong các truyện cổ chỉ mang tính bàng bạc, nhẹ nhàng, trầm lắng, có khi mơ hồ, lẫn lộn hoặc dung hòa với những tư tưởng, tín ngưỡng khác. Sự nhẹ nhàng, trầm lắng này là đặc tính của Phật giáo khi đi vào lòng dân tộc, đến với những trái tim trong sáng hiền lành lại mang đầy những khổ nhọc, lo âu trong cuộc sống. Kết quả là, rất nhiều truyện cổ có những hình ảnh quen thuộc: Đức Phật hay Ông Bụt khi là đấng tối thượng, khi thì như một vị Tiên, một ông già hiền từ độ lượng; các vị sư khi thì là những nhà khổ hạnh, người thông tuệ, bậc hiền triết, khi thì như vị đạo sĩ, có phép thuật, thần thông; các lễ hội ở chùa; mái chùa, chuông mõ, kinh tượng, hộ pháp, thiên long…Cũng như văn học dân gian, truyện cổ có tác dụng tốt đẹp, nhằm giải trí lành mạnh, giáo dục, hô hào nếp sống đạo đức, ca ngợi ái thiện, lên án cái ác, gây niềm tin tưởng lạc quan…Đây cũng là thể cách hiện thực của Phật giáo khi thâm nhập vào đời sống vậy.

Sau cùng, chúng tôi, người sưu tập các truyện cổ mang màu sắc Phật giáo này, một lần nữa, xin xác nhận rằng đây là một công trình còn nhiều thiếu sót do hoàn cảnh và điều kiện thực hiện còn quá hạn hẹp, trong khi còn rất nhiều truyện cổ cùng loại chưa được đưa vào. Chúng tôi vô cùng tâm đắc khi được đọc nhiều tác phẩm giá trị nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian Việt Nam; nhưng vì có chút duyên gắn bó với Phật giáo, chúng tôi lấy làm tiếc vì chưa được đọc những tác phẩm có đề cập đến ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo trong văn học dân gian. Mong sao chư thiện tri thức sẽ cho ra đời những tác phẩm có giá trị, có tầm cở lớn về đề tài này.

Phật lịch 2548

Trọng Thu Giáp Thân, 2004

Lệ Như Thích Trung Hậu

Các sách khác thuộc Văn - Thơ - Truyện

Thơ những mùa hương
Thơ những mùa hương
Cỏ Hoa Ngày Thường
Cỏ Hoa Ngày Thường
Gương Sáng Người Xuất Gia
Gương Sáng Người Xuất Gia
Truyện Kiều văn xuôi dành cho người trẻ
Truyện Kiều văn xuôi dành cho người trẻ
Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng
Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng