LỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử triết học là một học phần trong chương trình môn Triết học Mác – Lênin ở các trường đại học và cao đẳng, giúp cho ngưòi học nắm được quá trình hình thành, phát triển những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của tư duy triết học nhân loại.
Căn cứ vào chương trình học phần Lịch sử triết học được ban hành theo Quyết định 3244/GD-ĐT ngày 12-9-1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương dùng trong các trường đại học và cao đẳng, qua thực tiễn giảng dạy và học tập ở các trường trong thời gian vừa qua, Vụ Công tác Chính trị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức biên soạn giáo trình Lịch sử triết học dùng cho khối không chuyên ngành Triết học ở các trường đại học và cao đẳng.
Để phù hợp với sinh viên các ngành không chuyên triết, cuốn sách không đi sâu vào giới thiệu và phân tích đầy đủ các trường phái triết học và các triết gia thuộc các thời kỳ phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử các dân tộc, các quốc gia trên thế giới, mà chỉ dừng lại giới thiệu một cách đại cương sự phát triển tư tưởng triết học từ thời cổ đại cho tới ngày nay.
Giáo trình Lịch sử triết học này do tập thể các phó giáo sư, phó tiến sĩ đang giảng dạy ở các trường đại học, đại diện cho các khối ngành, các khu vực trong cả nước biên soạn và được các phó giáo sư, phó tiến sĩ của Khoa Triết học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Triết học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia đọc, góp ý bổ sung.
Mặc dù các tác giả đã cố gắng làm việc với tinh thần trách nhiệm khoa học, song chắc chắn còn có những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần tái bản sau sách được hoàn chỉnh hơn.
Thư từ trao đổi xin liên hệ với Vụ Công tác Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo 49 Đại Cồ Việt Hà Nội và Nhà xuất bản Giáo dục (Ban Giáo dục) 81 Trần Hưng Đạo Hà Nội.
Hà Nội, tháng 6 năm 1999
Vụ Công Tác Chính Trị & NXB Giáo Dục
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Phần thứ nhất – KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Phần thứ hai – LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Chương I. Triết học Ấn Độ cổ – trung đại
Chương II. Triết học Trung Quốc cổ – trung đại
A – Hoàn cảnh ra đời của triết học Trung Quốc cổ đại
B – Sự hình thành tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại
C – Tư tưởng triết học thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến
III. Triết học thời Tùy, Đường
Phần thứ ba – LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
Chương I. Triết học Hy Lạp cổ đại
III. Những đặc trưng cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
Chương II. Triết học các nước Tây Âu thời trung cổ
Chương III. Triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng và cận đại
A – Triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng
III. Các đặc điếm cơ bản của triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng
B – Triết học Tây Âu thời kỳ cận đại (thế kỷ XVII – XVIII)
III. Các đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại
Chương IV. Triết học cổ điển Đức
Immanuel Kant (1724 – 1804)
George Wilhelm Priedrich Hegel (Hêghen) (1770 – 1831)
Luwig Feuerbach (Phơbách) (1804 – 1672)
Phần thứ tư – TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Chương I. Triết học của khoa học
Chủ nghĩa thực chứng mới
Chủ nghĩa hậu thực chứng
Chương II. Triết học về con người
Tâm phân học
Triết học đời sống
Chủ nghĩa nhân vị
Hiện tượng học
Chú giải học
Nhân học triết học
Chủ nghĩa phê phán
Chủ nghĩa cấu trúc
Chủ nghĩa thực dụng
Chủ nghĩa hiện sinh
Chương III. Triết học tôn giáo
Chủ nghĩa Thomas mới
Chủ nghĩa Teilhard
Chủ nghĩa tin lành mới
Kết luận
Chương IV. Triết học phương Tây ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1960 – 1970
Mô hình về những thiết chế hiện đại, hành chính và kỹ thuật
Chủ nghĩa duy linh – nhân vị
Chủ nghĩa hiện sinh và phản văn hóa
Cách mạng xã hội không cộng sản
Phần thứ năm – LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Chương I. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen
III. Đặc điểm và thực chất cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph. Ăngghen thực hiện
Chương II. Giai đoạn V.I. Lênin trong sự phát triển triết học Mác
Chương III. Phát triển triết học Mác – Lênin trong giai đoạn hiện nay