Tìm Sách

Giảng Luận >> Những đặc điểm của đức Phật


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Những đặc điểm của đức Phật
  • Tác giả : Thích Thông Huệ
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 134
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000010106
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

NHỮNG  ĐẶC  ĐIỂM CỦA  ĐỨC  PHẬT

Thích Thông Huệ

Nhà xuất bản Tổng Hợp  TP. HCM

 

 LỜI  TỰA

Viết về gương người tốt việc tốt, một nhà báo có thể làm thành một phóng sự xuất sắc, có tính giáo dục cao. Viết về một danh nhân lịch sử, một học giả có thể dựa vào các tài liệu khoa học mà thực hiện một đề tài nghiên cứu có tính thuyết phục, có giá trị lâu dài. Đó là những tác phẩm mang tính khách quan, và ngòi bút của tác giả cứ từ các dữ kiện thực tế mà đưa lên trang giấy những hình ảnh sinh động.

Nhưng đối với Đức Thích Ca Mâu Ni, là một bậc vĩ nhân lịch sử của thế giới, Đấng Giáo Chủ của hàng tứ chúng con Phật, Bậc Thầy của ba cõi chúng sinh, thì ngòi bút điêu luyện nào có thể diễn tà tường tận cuộc đời của Ngài, từ lúc Đản sinh đến khi nhập diệt? Ngôn từ nào vẽ ra được hình tướng trang nghiêm đẹp đẽ, biểu hiện được tinh thần Bi-Trí-Dũng, ca tụng hết được công lao hoằng hóa lợi sinh của Ngài trong suốt bốn mươi lăm năm ròng rã?

Là con người, mấy ai không có tham-sân-si? Đôi khi chỉ vì một chút quyền lợi, một chức vụ nhỏ nhoi, người ta đã nhẫn tâm giết hại nhau rồi. Thái tử Sĩ Đạt Ta cũng là con người, sống trong uy quyền tột đỉnh, trong hạnh phúc gia đình đầm ấm, lại tự nguyện từ bỏ tất cả, sống cuộc đời Sa môn khổ hạnh trong núi rừng, tìm đạo giải thoát. Sự hy sinh ấy há chẳng phải vô cùng cao cả, hiếm hoi?

Suốt sáu năm thiết tha cầu đạo, hết học với các vị Tiên đến thực hành công phu khổ hạnh, quên cả thân xác đến nỗi hình hài chỉ còn da bọc xương, Ngài vẫn không cô phụ lý tưởng đời mình. Lời thề sấm sét dưới cội Tất Bát La thể hiện rõ một ý chí dũng mãnh, một nghị lực siêu phàm của Ngài. Dù trên đường tu mà Ngài không đạt mục đích tối hậu là giác ngộ và giải thoát sinh từ thì Ngài không chùn bước, chỉ riêng ý chí và nghị lực ấy cũng đã khiến nhân loại phải cúi đầu!

Thế mà, sau khi tu thành đạo, Ngài đã tạo dựng cho mình những danh vọng, quyền lực gì? Thông thường, chúng ta miệt mài làm việc, học tập, chịu nếm trải muôn vàn đắng cay, chịu hy sinh hạnh phúc gia đình và cả tuổi thanh xuân của mình, cũng chỉ hy vọng có ngày thành công trong sự nghiệp; và lúc ấy, chúng ta sẽ được đền bù xứng đáng, về vật chất lẫn tinh thần. Chính niềm hy vọng ấy là động lực kích thích, động viên ta cố gắng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Riêng đối với Đức Phật, dù được người đời tôn xưng là bận Giác ngộ Viên mãn, là Đấng Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni, Ngài cũng vẫn sống cuộc đời vô cùng đạm bạc. Hình ảnh Đức Phật dẫn đầu đoàn Tăng sĩ, đầu trần chân đất, vận áo nhuộm, ôm bình bát, khất thực từng nhà trên đường về thành Ca-Tỳ-La-Vệ quê hương của Ngài, thật trái ngược bới bức tranh “vinh quy bái tổ” lộng lẫy hoành tráng của một vị Thái từ, theo tưởng tượng của vua cha và quần thần. Nhưng chính sự trái ngược giữa tưởng tượng và thực tế ấy càng làm nồi bật tư cách cao thượng và sự vĩ đại của một Bậc Giác ngộ đã thành tựu tinh thần vô ngã vị tha.

Trong cuộc đời hoằng hóa độ sinh, khó có thề tính được bao nhiêu đường đất Ngài đã đi, bao nhiêu nhà được Ngài gieo duyên bằng hạnh khất thực, bao nhiêu người được nghe những lời Ngài giáo hóa. Trong Tăng đoàn của Ngài, mọi người đều bình đẳng trong sinh hoạt, trong tu học và trong quả chứng. Chính Ngài đã làm một cuộc đại cách mạng khi triệt để xóa bỏ ý thức phân biệt giai cấp, mà biểu tượng đỉnh cao là sự đảnh lễ của một vị vua dòng Sát-đế-lợi trước một bậc A-la-hán xuất thân từ giai cấp mạt hạng Thủ-đà-la.

Có thể nói, ngày Đản sinh (rằm tháng tư) và đêm Thành đạo (mùng tám tháng chạp) là hai dấu ấn quan trọng bậc nhất của cuộc đời Đức Phật, và là hai ngày trọng đại nhất đối với những người con Phật chúng ta. Bởi vì nếu Bồ tát Hộ Minh không thị hiện xuống cõi Ta-bà thì không có Thái tử Sĩ Đạt Ta, không có ngày khởi đầu một kỷ nguyên mới - kỳ nguyên của từ bi, trí tuệ và hùng lực – không có Đức Phật, không có Pháp, cũng không có Tăng già. Như vậy, ngày Đản sinh là dấu ấn thứ nhất bắt đầu cuộc đời Thái tử, và đêm Thành đạo là dấu ấn thứ hai của sự ra đời ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng trên thế gian này.

Đã hai mươi lăm thế kỷ trôi qua, con người vẫn còn lăn lộn trong cuộc tử sinh. Đâu đó vẫn còn hận thù chiến tranh. Chúng ta vẫn còn nhiều lúc giật mình khi biết nơi này nơi kia còn tàn sát nhau, hành hạ nhau không thương tiếc. Mây mù đang bao phủ bầu trời, và nhân loại đang từng ngày lo sợ những cái chết không báo trước. Tuy thế, một góc trời bình an hạnh phúc vẫn còn hiện hữu. Chỉ cần chúng ta tỉnh thức, lắng sâu tâm thức nghe bức thông điệp từ bi cứu khồ của Đức Phật. Pháp âm vi diệu ấy vẫn vang vọng nếu ta chịu mở lòng ra đón nhận. Ánh giác ngộ ấy vẫn chói lọi nếu ta chịu quay lại soi sáng chính mình!

Chúng tôi không phải là nhà văn với khả năng sử dụng từ ngữ văn hoa, chuẩn xác; cũng không phải nhà nghiên cứu với kiến thức uyên bác, với sự nghiên tầm công phu, lại viết về sự ra đời và sự thành đạo của một Bậc Đại Thánh Vô thượng, thì quả là một việc làm quá sức chúng tôi, không khỏi lỗi lầm với những bậc thức giả. Nhưng vì lòng tôn kính, biết ơn vô hạn đối với người đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ dạy cho chúng sinh phương pháp thoát ly sinh tử; vì lòng tôn kính, nhớ ơn vô biên đối với vị Cha lành nuôi lớn thân huệ mạng của mình; và vì tâm thành thiết tha muốn tất cả mọi người luôn nhớ về gương sáng của Ngài, nguyện đời đời đi theo con đường Ngài đã đi và đã đến đích; nên chúng tôi tập hợp những bài viết đã đăng trên một số tập san Phật giáo (*), làm thành quyển sách này. Nhưng vì là những bài viết cùng chủ đề, không sao tránh khỏi có nhiều chỗ trừng lập. Độc giả hãy thông cảm cho. Xin được xem đây như một nén tâm hương, kính dâng lên Đức Từ phụ Bổn Sư nhân ngày Khánh Đản.

Mong rằng tất cả chúng ta luôn được sống trong hào quang vô lượng của Ngái!

                                                                             

                                                                            Thiền thất Viên Giác

                                                                                    Ngày Phật Đản – PL. 2548

                                                                                        THÍCH THÔNG HUỆ

 

  (*) Tuần san báo Giác Ngộ

                                                         Mục lục

Chương một: Ý nghĩa Phật đản                                                                     

- Thông điệp sự ra đời của Đức Phật                                                            

- Đôi điều suy nghiệm nhân ngày Khánh Đản                                             

- Đức Phật của chúng ta                                                                               

- Những đặc điểm của Đức Phật                                                                  

- Đức Phật, một nhân cách vĩ đại                                                                 

- 32 tướng tốt của bậc Đại Nhân                                                                  

Chương hai: Ý nghĩa Phật thành đạo                                                           

- Con đường tìm đạo và chứng đạo của Đức Bổn Sư                                  

- Con đường Trung đạo                                                                                

- Bốn mươi chín ngày thiền định                                                                 

- Ý nghĩa sự thành đạo của Đức Bổn Sư                                                    

- Người chiến thắng                                                                                    

- Thập hiệu Như Lai                                                                                  

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Ngũ Phúc Lâm Môn
Ngũ Phúc Lâm Môn
Quy y Tam Bảo
Quy y Tam Bảo