PHẬT HỌC NHẬP MÔN
Dịch giả : Thích Nhựt Chiếu
Nhà xuất bản Tôn giáo - 2005
LỜI NGƯỜI DỊCH
Tập sách này gồm có hai phần:
Phần một có tựa đề là “ Phật học nhâp môn”, gồm 42 chương. Mỗi chương là một bài giáo lý ngắn gọn. Trong 42 chương ấy có khi không phải là chương mà chỉ là mục nhỏ, ví dụ “IV . Dịch giải Thánh hiệu của Đức Phật” . Phần một này do cư sĩ Giản Phong Văn biên soạn từ nhiều tài liệu Phật pháp căn bản được cư sĩ Khưu Thục Chân hiệu đính kỷ.
Phần hai có tựa đề là “Đức Phật nhân gian”, gồm có 12 bài giảng của Lão sư Vu Lăng Ba, được chỉnh lý bổ sung trước khi tập hợp đưa vào sách này. Vu Lăng Ba cũng là tác giả của sách “Giới thiệu Phật giáo đến phần tử trí thức”. Cả hai tác phẩm này đã được dịch giả dịch ra Việt văn.
Nội dung của tập sách này trình bày giáo lý Phật pháp khá phong phú, gồm những kiến thức rất cần cho người mới học Phật, cũng như cho Tăng Ni sinh làm tài liệu học tập môn Phật pháp căn bản. Nói chung đây là tài liệu Phật học thường thức, phổ thông, nhưng rất căn bản để hiểu Phật pháp một cách khái quát, có tính nhập môn, làm nền tảng cho việc nghiên cứu Phật pháp sâu rộng hơn.
Dịch giả dịch sách này với mục đích giới thiệu một tư liệu Phật pháp có giá trị đến rộng rãi Phật tử và những ai muốn tìm hiểu đạo Phật. Nhân dịp sách này ra đời, xin cảm niệm công đức của Đại đức Thích Đồng Thanh, Sư cô Thích nữ Đàm Chung, đã giúp đánh vi tính bản thảo tập sách này.
Thích Nhựt Chiếu
LỜI TỰA
Nội dung quyển “Phật học nhập môn” này lấy từ “ Phật giáo nhập môn thủ sách” của Tổng hội Phật giáo Mã Lai Tây Á và phần nội dung trong Tùng thư của Đại sư Thái Hư. Nhận thức Phật giáo của Đại sư Tịnh Không, thêm phần tư liệu trong Mười bốn bài giảng về Phật học của Bồ tát Phương Luân biên soạn, lại mới chỉnh lý trở lại, đánh máy bài bản, qua hiệu đính kỹ lưỡng của Cư sĩ Khưu Thục Chân, tự thể rõ ràng dung dị sáng tỏ, hy vọng giúp người mới học học tập Phật pháp. Xin thành kính tri ân những soạn giả nói trên.
Nội dung sách này, từ chương thứ nhất đến chương thứ tám thuyết minh duyên khởi của Phật giáo. Từ chương thứ chín đến chương mười hai khuyên phát tâm bồ-đề, siêng tu Phật đạo vô thượng và nói về cương lãnh của việc dụng công tu hành. Từ chương mười ba đến chương ba mươi hai thì giải trình giáo lý Phật giáo. Từ chương ba mươi ba đến chương ba mươi sáu thuyết minh nhân duyên về sự diễn biến giáo hóa Phật pháp và truyền vào Trung Quốc. Từ chương ba mươi bảy đến chương bốn mươi mốt trình bày Phật pháp ở thế gian, sự giác ngộ không lìa thế gian, đời sống giác ngộ, tín ngưỡng tôn giáo không tiêu cực, trốn đời, mê tín. Chương bốn mươi hai giới thiệu danh từ Pháp tướng đơn giản và Phật giáo thường thức có quan hệ với sách này.
Phân loại ở trên, hy vọng có thể giúp người mới học Phật nhận thức Phật giáo, vào cửa Phật pháp chính xác, khiến tất cả hữu tình đồng phát tâm bồ-đề, cùng chứng đạo vô thượng.
Đại diện Hội Phật- đà giáo dục cơ kim.
Giản Phong Văn viết tựa ngày 26-9-1997.
MỤC LỤC
Lời người dịch
Lời tựa
Mục lục
I. Lược sử Đức Phật Thích- ca- mâu-ni
II. Đức Thích tôn thị hiện tám tướng
III. Giải thích sơ lược về dòng họ của Đức Phật
IV. Dịch giải Thánh hiệu của Đức Phật
V. Thánh địa Phật giáo Ấn Độ
VI. Phật lịch và Phật kỳ
VII. Ý nghĩa của lễ Vệ-tắc hay ngày Phật đà
VIII. Bảng tóm lược ba yếu tố cấu thành Phật giáo
IX. Sự cảnh giác của chúng ta phải có
X. Ba quy y
XI. Cương yếu Phật pháp
XII. Đại ý Phật pháp
XIII. Duyên khởi nhân sinh vũ trụ
XIV. Luật nhân quả của nghiệp lực
XV. Nhân duyên và quả báo
XVI. Khái quát về vũ trụ hữu tình
XVII. Khái quát về vũ trụ khí giới
XVIII. Phương tiện Năm thừa Phật pháp
XIX. Nhân thừa, Thiên thừa với năm giới và mười điều lành
XX. Trình bày sơ lược bát quan trai giới
XXI. Sáu phiền não căn bản
XXII. Giải thích sơ lược về Thanh văn thừa
XXIII. Giải thích sơ lược về bốn Thánh đế
XXIV. Bảng tóm lược ba mươi bảy đạo phẩm
XXV. Giải thích sơ lược bốn niệm xứ
XXVI. Thực hành tám chánh đạo
XXVII. Nói sơ về năm uẩn
XXVIII. Duyên giác thừa và 12 nhân duyên
XXIX Bồ tát thừa và sáu độ
XXX. Bốn tâm vô lượng
XXXI. Bốn nhiếp pháp và bốn thệ nguyện rộng
XXXII. Giáo lý Phật giáo cơ bản
XXXIII. Bốn làn kết tập kinh Phật
XXXIV. Ba thời kỳ của Phật giáo Ấn Độ
XXXV. Phật pháp truyền vào Trung Quốc
XXXVI. Lý do nhà Phật phân chia tông phái
XXXVII. Loại hình của Phật giáo đồ
XXXVIII. Chuẩn mực sinh hoạt truyền giáo
XXXIX. Nhân sinh quan của Phật giáo phục vụ
IVX. Mục đích và nhiệm vụ của việc học Phật
IVXI. Phật giáo là giáo dục chí thiện và viên mãn của Đức Phật
IVXII. Danh từ Pháp tướng và Phật giáo thường thức