Tìm Sách

Giảng Luận >> Kinh Viên Giác luận giảng


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Viên Giác luận giảng
  • Tác giả : Thích Thông Huệ
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 465
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 120100000010110
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Kinh Viên Giác

Thích Thông Huệ luận giảng

NXB Tôn Giáo

Hà Nội – 2006

Lời nói đầu

VIÊN GIÁC là một bản kinh chỉ dạy pháp môn viên đốn liễu nghĩa của Đại Thừa. Trọng tâm, Phật chỉ thẳng tâm Viên Giác sẵn đủ bình đẳng giữa Phật và chúng sanh. Vì lẽ đó, kinh này được xem là “con mắt thanh tịnh của mười hai bộ kinh” (Thập nhị bộ kinh thanh tịnh nhãn mục). Rất nhiều văn đoạn, Đức Phật dùng phương cách tác động thẳng, nếu khéo lãnh hội thâm ý lời Phật dạy là hành giả hiểu được pháp môn viên đốn của Thiền tông.

Kinh Pháp Hoa có nói: Chư Phật xuất hiện ở đời chỉ vì một đại sự nhân duyên, là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Đức Phật thuyết Kinh Viên Giác này, cũng nhằm mục đích khai thị hội chúng và chúng sanh đời mạtpháptrực nhận và hằng sống với Phật tri kiến (Viên Giác) của chính mình.

Cũng như các kinh Đại thừa khác, từ đầu đến cuối bản kinh này, dù Đức Phật có nói quyền nói thật, nói đốn nói tiệm hay nói cạn nói sâu, đều quy về một mục đích duy nhất: Làm sao cho tất cả thính chúng hiểu rằng mỗi người đều có tâm Viên Giác bình đẳng cùng Chư Phật không khác. Các Ngài đã nhận ra, sống cùng với nó, sống bằng nó, nên các Ngài là Phật – Bối trần hiệp giác. Chúng ta tuy sẵn có nhưng do chạy theo trần cảnh mà quên tánh giác – bối giác hiệp trần – nên còn mãi chịu trầm luân trong sinh tử.

Các vị Bồ tát trong chúng hội Viên Giác, vì thương tưởng đến chúng sanh thời mạt pháp, đã thỉnh cầu Đức Phật giả lập phương tiện tiệm thứ, giúp chúng sanh từng bước tu hành từ thấp đến cao, để mọi căn cơ đều được lợi lạc. Vì chúng sanh đa bệnh, trình độ không đồng, phước nghiệp sai khác, nên Phật theo lời thỉnh cầu đó đã từ bi rộng nói nhiều phương tiện tu hành, chỉ bày cặn kẽ những bệnh cần trừ diệt. Nếu ai phát khởi lòng tin và làm theo lời Phật dạy, thì sớm muộn cũng viên thành đạo quả.

Đây là lần đầu tiên chúng tôi dịch và giảng kinh Đại Thừa và được ghi chép in thành sách, tin chắc sẽ không sao tránh khỏi những lỗi lầm thiếu sót. Mong những bạn đạo hữu duyên, khi đọc tác phẩm này, đóng góp cho những ý kiến xây dựng bổ ích. Kính mong các bậc cao minh dũ lòng bi mẫn chỉ bảo những điều lầm lỗi có thể xảy ra, để lần tái bản được hoàn bị hơn.

Nguyện đem công đức pháp bảo này hồi hướng về pháp giới chúng sanh, đồng phát Bồ đề tâm, đồng tu Thánh đạo, đồng thành Chánh giác.

Thiền Thất Viên Giác

Nha Trang-Khánh Hòa

Mùa an cư năm Canh Thìn (2000)

Thích Thông Huệ

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh
Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh
Đại cương Câu Xá Luận
Đại cương Câu Xá Luận
Luận giải thi tụng mười bức tranh chăn trâu
Luận giải thi tụng mười bức tranh chăn trâu
Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải
Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải
Có trí tuệ là biết như thật về ...
Có trí tuệ là biết như thật về ...
Luận Đại Thừa Khởi Tín
Luận Đại Thừa Khởi Tín
Phật Học nhập môn
Phật Học nhập môn
Những đặc điểm của đức Phật
Những đặc điểm của đức Phật
Những bí mật của Tâm
Những bí mật của Tâm
Bách Pháp Phật Môn
Bách Pháp Phật Môn
Sứ mệnh của đạo Phật
Sứ mệnh của đạo Phật
Tâm hạnh người xuất gia
Tâm hạnh người xuất gia