LỊCH SỬ THIỀN HỌC
TẬP I THIỀN TRUNG QUỐC
IBUKI ATSUSHI
TÀN MỘNG TỬ Biên dịch và chú giải
NXB PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI NÓI ĐẦU
Nguyên ngữ “Thiền” vốn phát xuất từ âm dịch tiếng Trung Quốc Thiền Na của tiếng Sanskrit dhyāna. Từ này có nghĩa là minh tưởng(trầm tư, tư khảo, tĩnh lự)từ xưa trong Phật giáo đã không cósự phân biệt giữa yoga(du già), nguyên lai nó cónghĩa là tinh thần thống nhất trong Bà-la-môn giáo, nhưng sau này được đưa vào Phật giáo cũng như samādhi, và hầu như được dùng với nghĩa như nhau. Từ ý dịch là “định”, từ “thiền định” thường được dùng đến.
Như vậy “Thiền” hay “định” vốn có nguốn gốc từ Ấn Độ và chúng tôi nói lên sự thể nghiệm tâm linh cao độ. Sự thể nghiệm ấy đã mang lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng ngay từ khi Phật giáo xuất hiện. Tỷ dụ như đức Cù Đàm Tất Đạt Đa được xem là người đã từng khai ngộ nhờ Thiền định .
Tuy nhiên vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là cho dù Thiền Định vốn phát xuất từ Ấn Độ, vẫn được tổ chức hoàn toàn mới mẻ nhờ tính sáng tạo táo bạo độc đáo có xuất xứ từ tính dân tộc của Trung Quốc khi nó được truyền vào đất nước này; từ đó, nó tạo ảnh hưởng thật to lớn với toàn bộ khu vực Đông Á. Cho nên, Thiền còn có ý nghĩa là một cuộc vận động tư tưởng hùng vĩ.
Như vậy “Thiền” hay “định” vốn có nguốn gốc từ Ấn Độ và chúng tôi nói lên sự thể nghiệm tâm linh cao độ. Sự thể nghiệm ấy đã mang lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng ngay từ khi Phật giáo xuất hiện. Tỷ dụ như đức Cù Đàm Tất Đạt Sa được xem là người đã từng khai ngộ nhờ Thiền định .
Tuy nhiên vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là cho dù Thiền Định vốn phát xuất từ Ấn Độ, vẫn được tổ chức hoàn toàn mới mẻ nhờ tính sáng tạo táo bạo độc đáo có xuất xứ từ tính dân tộc của Trung Quốc khi nó được truyền vào đất nước này; từ đó, nó tạo ảnh hưởng thật to lớn với toàn bộ khu vực Đông Á. Cho nên, Thiền còn có ý nghĩa là một cuộc vận động tư tưởng hùng vĩ.
Ngay từ đầu qua tập sách này, trong giới hạn khách quan có thể. Tôi muốn thuật lại tổng thể về “ Thiền” vốn có nội dung vô vàn phong phú và độc đáo như vậy. Hẳn nhiên, đó không phải là chuyện dễ dàng tí nào. Chính vì lẽ đó, không phải chỉ lý giải sâu xa về “Thiền”, mà cần phải có tri thức trên phạm vi rộng lớn về tư tưởng, lịch sử cũng như văn hóa Đông Á, phải nhận thức được tình trạng xã hội lúc bấy giờ và có cái nhìn mang tính triết học để rút tỉa ra những vấn đề chính yếu.
Với nhan đề “ Lịch Sử Thiền Học”, nội dung của tập sách này là lịch sử tư tưởng . Trong khi chấp bút thường xuyên sự quan tâm của tôi là vấn đề mỗi một vị Thiền tông cũng như giáo đoàn Thiền tông đã hình thành nên tư tưởng như thế nào trong bối cảnh xã hội. Chính vì lẽ đó, khởi đầu của tập sách, trước khi đề cập đến “Thiền” , tôi phảilấy hình thức giải thích rõ tình hình xã hội đương thời. Về điểm này, việc các Thiền tông, cũng như nhà tông học biết về lịch sử Thiền để xác chứng tác phẩm “Lịch Sử Thiền Tông” do các nhà lịch sử học viết với trung tâm lịch sử giáo đoàn, cũng hoàn toàn khác về tính cách với tập sách này. Tại Nhật Bản, sách viết hoàn toàn về tư tưởng Thiền không nhiều, sách tường thuật bao quát lịch sử Thiền học của Trung Quốc , Nhật Bản và hiện tại thì e rằng chỉ có tác phẩm này được xem là đầu tiên mà thôi.
Như vậy tập sách này có nội dung đặc sắc so với các tác phẩm khác và tôi đã bỏ ra nhiều công sức ngỏ hầu độc giả có thể hiểu được. Tôi thiết lập từng tiêu đề để giải thích rõ những điểm quan trọng có đề cập đến trong tập sách này, thiệu các hệ phổ Thiền cũng như bản đồ liên quan đến Thiền để hệ thống hóa toàn bộ những nhân vật xuất hiện và xác nhận địa danh. Bên cạnh đó, tôi cũng cố gắng với khả năng của mình liệt kê toàn bộ các sách tham khảo. Với công phu như vậy, kiến thức cơ sở liên quan đến lịch sử Thiền tông được trình bày một cách có hệ thống qua tác phẩm này và tôi mong rằng nó sẽ giúp ích quý độc giả hiều sâu hơn vấn đề.
Tập sách này thành công được là nhờ sự giúp đỡ tận lực của hai vị Lang Xuyên Kỷ và Trung Đảo Quảng. Tôi xin đặc biệt bày tỏ sự cảm tạ sâu sắc nơi đây. Hơn nữa trong khi chấp bút viết tác phẩm này, tôi đã được phép tham chiếu rất nhiều sách vở cũng như luận văn để làm tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, đối tượng đề cập đến trong đây vẫn là đối tượng vượt quá năng lực tác giả. Chính vì vậy, chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai lầm, rất mong chư vị độc giả lượng thứ cho. Xin chân thành thỉnh giáo cùng quý liệt vị.
Ngày 1 tháng 9 năm thứ 13 ( 2001 ) niêm hiệu Bình Thành
Y Xuy Đôn ( Ibuki Atsushi )
MỤC LỤC
Bình xướng
Phi lộ
Lời nói đầu
Chương I
Sự hình thành của Thiền
I. Trước thời Đạt Ma
II. Đạt Ma và Huệ Khả
III. Sự hình thành Pháp Môn Đông Sơn
Chương II
Sự Khuếch Đại và Phân Phái Bắc Tông- Nam Tông – Ngưu Đầu Tông
I. Sự triển khai của Pháp Môn Đông Sơn
II. Sự xuất hiện của Hà Trạch Thần Hội
III. Ảnh hưởng của Hà Trạch Thần Hội
Chương III
Sự hình thành Tư Tưởng Thiền và Bách Gia Tranh Minh – Sự Hưng Thịnh của Thiển Mã Tổ
I. Mã Tổ Đạo Nhất xuất hiện và sự đào thải của phái Thiền Tông
II. Sự phát triển và thấm thấu của Thiền vào xã hội
Chương IV
Sự phổ cập và Biến Chất của Thiền – Thiền Dưới Thời Đại Nhà Bắc Tống–
I. Nhà Tống thành lập và Thiền
II. Sự triển khai của Thiền vào nữa cuối thời Bắc Tống
Chương V
Sự Kế Thừa và Duy Trì của Thiển – Thiền dưới thời đại Nhà Nam Tống,Kim và Nguyên-
I. Sự phất triển của Thiền dưới thời Nam Tống
II. Sự phát triển của Thiền dưới thời Kim và Nguyên
Chương VI
Thiền cáo chung – Thiền Dưới thời nhà Thanh và Minh
I. Sự phát triển của Thiền dưới thời nhà Minh
II. Thiền cuối đời nhà Minh trở đi