Tìm Sách

PG. Việt Nam >> Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần
  • Tác giả : Hiểu Đông
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 364
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : PG. Việt Nam
  • MCB : 12010000008501
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Hiểu Đông

Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần

NXB Tôn Giáo

Hà Nội – 2009

 

Lời giới thiệu

Gần đây, có khá nhiều sách Phật học với nhiều đề tài khác nhau được xuất bản ở nước ta. Nội dung các sách này không ngoài phạm vi trình bày những kiến giải và dịch thuật Kinh, Luật, Luận được lấy ra từ Đại tạng kinh bằng chữ Hán, hoặc dịch từ tiếng Anh. Các sách thiên về lý luận Thiền học, Tịnh độ là nhiều hơn cả. Những kiến giải về Thiền học và Tịnh độ cho bậc cao học, suy cho cùng cũng đều quy về lý luận tính Không, về mục đích Đại thừa, giúp chúng sanh thoát khổ, ra khỏi luân hồi sanh tử, tiến đến niết-bàn tịch tĩnh, thanh tịnh tuyệt đối. Kiến giải thì nhiều, nhưng để thẩm thấu những lý lẽ Phật học, người đọc cần vượt qua hàng rào của từ ngữ chuyên môn, của Thiền ngữ, của công án. Hơn nữa, về phương diện văn học, nhất là văn học Phật giáo thời Lý-Trần, ngoài những điều khó khăn đã nêu trên, điển cố văn học, nhất là điển cố Phật giáo cũng là những “mật mã” cần phải giải quyết để có thể hiểu được lời và ý thâm sâu của Thiền môn trong tác phẩm. Cho đến nay,  những loại sách công cụ giải thích điển cố Phật học một cách sâu sắc và khoa học chưa có mấy trên thị trường sách và các ấn phẩm khác. May thay, quyển Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần của tác giả Trần Ngọc Thảo (Bút danh Hiểu Đông, Pháp hiệu Thích Minh Cần) có thể giúp người đọc giải mã được nhiều “chướng ngại” về điển cố, thuật ngữ Phật học như đã nói trên.

Thực hiện đề tài này, tác giả thực sự thể hiện rõ sự nỗ lực và nhiệt tâm của bản thân cho việc hoàn thiện một chuyên luận vừa mang tính Phật học, vừa mang tính khoa học. Đây là một đề tài rất khó, nguồn điển cố Phật giáo nằm rải rác trong Đại tạng kinh, để tìm được một điển, phải tốn nhiều công sức và người thực hiện phải hội đủ trình độ vừa Hán học vừa Phật học mới có thể tìm và giải mã được. Ngay từ đầu tác giả đã hình dung được mức độ khó khăn đó, đã không ngại khó đi tìm nhiều tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau kể cả ở nước ngoài, khổ công thu nhặt tài liệu, cố gắng tận dụng để chuyên luận có them sự phong phú về ý tưởng nhằm cố gắng hoàn thiện đề tài này. Vì thế, chuyên luận này thể hiện được sự công phu và thái độ cẩn trọng của người viết.

Để thực hiện chuyên luận này, tác giả cũng tự trang bị cho mình không chỉ kiến thức về lý luận văn học, văn bản học, lịch sử Phật giáo, kiến thức về Thiền học, những hiểu biết về lý thuyết dịch thuật, hơn thế nữa là trình độ Phật học và tu tập nhất định. Hơn nữa, với tính cẩn thận, cầu toàn, tự bản thân tác giả đã khảo sát, xác định và dịch được khá nhiều những câu chuyện có liên quan tìm được trong Đại tạng kinh, đóng góp không ít cho nguồn tư liệu của ta về điển cố Phật giáo trong văn thơ Thiền đời Trần.

Những lập luận so sánh và kết luận trong chuyên luận này dựa trên nền tảng lý luận khá vững chắc, hợp lý và chặt chẽ, cộng với lời văn mạch lạc, trong sáng cùng những đóng góp mới không thể phủ nhận khiến cho người đọc an tâm về trình độ nghiên cứu đáng tin cậy của tác giả.

Chuyên luận này được biên tập lại từ luận văn Cao học được đánh giá xuất sắc của chính tác giả. Công phu và những ưu điểm của luận văn được Hội đồng đánh giá luận văn của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đánh giá cao.Chúng tôi hoan nghênh và khuyến khích tác giả in thành sách ngõ hầu công bố công trình nghiên cứu có giá trị này. Chúng tôi tin rằng chuyên luận này được xuất bản, sẽ phần nào giúp ích cho người nghiên cứu, học tập văn học Phật giáo, Phật học nói chung những chìa khóa giải mã điển cố Phật học mà không mấy ai dễ dàng tự mở được để tiến vào thế giới của trí tuệ, của nhận thức Thiền học.

Chúng tôi tin rằng, từ chuyên luận này, nhiều cơ hội mới mở ra để tác giả còn tiếp tục cống hiến cho độc giả, các lớp người nghiên cứu, học tập Phật học những công trình có giá trị khác. Rất mong như thế!

Tp.Hồ Chí Minh

Ngày 11 tháng 6 năm 2009

TS. Đoàn Ánh Loan

Các sách khác thuộc PG. Việt Nam

Toàn tập Trần Nhân Tông
Toàn tập Trần Nhân Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 3 từ Lý Thái Tông -Trần Thánh Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 3 từ Lý Thái Tông -Trần Thánh Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 2 Từ Lý Nam Đế đến Lý Thái Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 2 Từ  Lý Nam Đế đến Lý Thái Tông
Phật giáo với dân tộc
Phật giáo với dân tộc
Hai quãng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm
Hai quãng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm
Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20
Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 1
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 1
Thiền Sư Khương Tăng Hội
Thiền Sư Khương Tăng Hội
Thiền Học Đời Trần
Thiền Học Đời Trần
Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam
Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam
Toàn Tập Toàn Nhật Quang Đài (tập II)
Toàn Tập Toàn Nhật Quang Đài (tập II)
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2