Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Hướng dẫn Hành Hương về xứ Phật


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Hướng dẫn Hành Hương về xứ Phật
  • Tác giả : Chan Khoon San
  • Dịch giả : Lê Kim Kha
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 262
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 120100000010155
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

HƯỚNG DẪN

HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

Biên dịch Lê Kim Kha

Nhà xuất bản Phương Đông

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

Tôi không biết bắt đầu bằng câu nào, về tác giả, về thánh địa & những điều chưa bao giờ biết đến. Chỉ có một điều là, không hiểu vì sao, sau khi đọc tôi cũng muốn tất cả các bạn và những người con đáng mến của Đức Phật cũng đọc được quyển sách này

Một quyển sách viết về một cuộc hành hương đến xứ Phật, nhưng một lần đọc qua, bạn sẽ ngỡ ngàng như tác giả đã đọc giùm chúng ta rất nhiều tàng thư kinh điển đồ sộ. Bạn sẽ có cảm giác như mình vừa đọc hết lịch sử của vua Asoka, mười mấy tập Tây Du ký của ngài Huyền Trang hay ký sự Phật quốc của ngài Pháp Hiển.

Đầu tiên, theo lời khuyên dạy của Đức Phật trước khi Người từ giã trần gian, những nơi hành hương quan trọng nhất là Bốn Thánh Địa (Tứ Động Tâm) là nơi sinh, nơi giác ngộ, nơi khai giảng giáo Pháp và nơi Bát-Niết-bàn của Đức Phật. Vua Asoka là người hiểu được ý nghĩa những thánh địa là gắn liền với cuộc đời Đức Phật và ngài đã triển khai thêm bốn thánh địa khác, đó là những nơi gắn liền với cuộc đời Đức Phật du hành và thuyết giảng giáo lý là Savatthi, Sankasia, Rajagaha và Vesati.

Vậy tổng cộng là có Tám Thánh Địa quan trọng với gần 100 thánh tích & những nơi đáng dừng chân thăm viếng khác trên đường hành hương.

Khi bạn hành hương quyển sách này sẽ trở thành một cẩm nang trong tay. Bạn sẽ lần lượt viếng thăm từng khu hay vùng thánh địa và sẽ chiêm bái những di tích trong từng thánh địa trong 1 hay 2 ngày. Khi nghỉ đêm, bạn có thể đọc lại những di tích mà hôm sau mình sẽ đến viếng thăm, hoặc trong khi ngồi trên xe buýt hoặc ngồi nghỉ ngơi trước khi bước đến một thánh tích, bạn cũng có thể vào đọc lại về thông tin thánh tích đó. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, để lo việc tôn kính, lễ lạy và chánh niệm đúng như tâm nguyện ban đầu của chuyến đi

Nếu bạn đọc đã từng đọc chi tiết về những cuộc hành hương của hai nhà Hành hương Trung Hoa là Pháp Hiển và Huyền Trang bạn có thể không cần đọc lại các Mục 3, 4, 5 & 6 trong Phần I, vì trọng tâm của quyển sách này là nói về chi tiết Lịch sử các Phật tích, Thánh tích & Lịch trình Hành hương từ Phần II, III, IV & . Tuy nhiên, đối với những ai chưa đọc những ghi chép của ngài Pháp Hiển và Huyền Trang, thì cần đọc lại những chuyến đi lịch sử đầy cảm động này. Mục đích của tác giả trích dẫn lại chi tiết của những cuộc hành hương này là vì (1) để cho độc giả hiểu được ý chí, công sức và chi tiết hành trình của hai nhà chiêm bái Trung Hoa này, vì (2) Tác giả muốn cho độc giả hiểu rằng những lịch sử, Phật tích, Thánh tích xưa được ghi chép trong Kinh Điển và lịch sử đóng góp của vua Asoka là trùng khớp với những ghi chép của Pháp Hiển và Huyền Trang , và vì (3) Thứ ba, điều quan trọng nhất là hầu hết những Phật tích, Thánh tích quan trọng nhất của Ấn Độ đều được khai quật bởi những nhà khảo cổ vĩ đại nhưng đều được dựa vào những ghi chép của hai nhà hành hương này trong 2 quyển ký sự là: Ký sự Phật quốc và Ký sự Tây Vực.

Nếu không có 2 cuộc hành hương này, và 2 quyển ký sự này, ngày nay có thể chúng ta đã không thể nào tìm lại được và khôi phục lại những Phật tích, Thánh tích ngày xưa, vốn đã bị chôn vùi bên dưới đất qua mấy ngàn năm.

Quyển sách cũng kèm theo nhiều hình ảnh của từng Phật tích, thành tích quan trọng mà tác giả cũng đã miệt mài chụp và lựa chọn trong gần 20 năm qua. Trong khi đọc về một di tích nào, các bạn có thể lật ra cuối sách để nhìn ảnh và hình dung ra được cách quyển sách miêu tả về di tích đó. Nếu các bạn chưa đủ duyên để làm một chuyến đi đến miền Phật giáo, thì các bạn cũng đã có cảm giác là đã đi được một phần, với sự hiểu biết cùng với những hình ảnh minh họa này.

Một cuộc hành hương về xứ Phật, đến Tám Thánh Địa Quan Trọng này có thể là một trong những quãng thời gian hạnh phúc nhất và mãn nguyện nhất trong cuộc đời của một người và làm cho chúng ta chợt nhận ra mình thật là may mắn khi được ngắm nhìn những nơi thiêng liêng cổ kính ngày xưa mà tràn ngập một lòng thành kính và bâng khuâng không thể nào tả hết được.

Massachusetts, mùa Thu 2011 (PL. 2555)

Lê Kim Kha

 

MỤC LỤC

Lời đề tặng & Lời cảm tạ

Lời tựa

Lời tựa bổ sung (Lần tái bản thứ ba 2011)

Về tác giả

Lới người dịch

 

Phần I– Ý nghĩa, Lịch sử & Con người

1. Những khía cạnh tâm linh của cuộc hành hương

2. Tám Thánh Địa quan trọng của cuộc hành hương

3. Những nhà hành hương lỗi lạc trong quá khứ

4. Ký sự Phật quốc của ngài Pháp Hiển (Fa Hsien)

5. “ Tây Vực Ký” của ngài Huyện Trang (Hsuan Tsang)  

6. Sự xuống dốc & suy vong của Phật giáo Ấn Độ            

7. Sự khôi phục những di tích Phật giáo ở Ấn Độ              

8. Cuộc phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ    

9. Sayadaw U Chandramani ở Kushinagar, người anh hùng Phật pháp

(Sasana) ở Ấn Độ

10. Tiến sĩ Babasaheb Ambedka, người lãnh tụ của giai cấp hạ tiện Ấn Độ

 

Phần II– Bốn Thánh Địa thiêng liêng (Tứ Động Tâm)     

1. Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh          

2. Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật giác ngộ  

3. Sarnath (Vườn Nai), nơi Đức Phật khai giảng

4. Kusinara (Câu Thi Na), nơi Đức Phật Đại Bát Niết Bàn

 

Phần III– Bốn nơi xảy ra điều thần diệu

1. Savatthi (Thành Xá Vệ), nơi xảy ra hai điều thần diệu   

2. Sankasia, nơi Đức Phật hạ thế từ Cõi Trời Đạo Lợi

3. Rajgir, Nơi Đức Phật thuần phục con voi say, Nalagiri

4. Vesali (Tỳ-Xá-Lỵ), nơi bầy khỉ dâng cúng mật ong cho Phật      

5. Sự lưu lạc của bình bát của Đức Phật  

 

Phần IV– Những tháp tưởng niệm đáng ghi nhớ khác dọc theo đường hành hương 

1. Sự ra đời và phát triển của những tháp tưởng niệm Stupa: đối tượng để tôn kính  

2. Pava, Nơi Đức Phật thọ thực bửa ăn cuối cùng                

3. Kesariya, di tích tháp tưởng niệm Stupa cao nhất thế giới           

4. Tháp tưởng niệm Ananda Stupa ở Hajipur                       

5. Kosambi, di tích nơi xảy ra cuộc tranh biện & Phân ly trong Tăng đoàn Sangha  

6. Chỉ dụ được khắc lên đá của vua Asoka (Thạch Pháp Dụ)            

7. Đạo Bảo Tháp Stupa ở Sanchi 

 

Phần V- Hành trình đi đến tám Thánh Địa quan trọng

1. Hành trình đến những nơi hành hương ở Ấn Độ

2. Việc bố thí, cúng dường cho Tăng Ni ở các chùa

3. Thông tin hướng dẫn & những lời khuyên

4. Khoảng cách đi đường giữa những nơi hành hương         

5. Những nhóm hành hương từ năm 1991-2011 & Gợi ý lịch trình thiết thực nhất    

6. Thư mục sách & Tài liệu tham khảo       

7. Về người dịch

Phụ trang hình ảnh 

- Hình ảnh bốn nhà tiên phong trong cuộc Phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ

- Bản đồ cuộc hành trình Tây du của Huyền Trang

- Bản đồ chỉ vị trí Địa lý cũa những nơi hành hương ở Ấn Độ             

- Hình ảnh các Phật tích, di tích       

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh