Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Phật Giáo nhìn toàn diện


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Giáo nhìn toàn diện
  • Tác giả : Hòa Thượng Piyadassi
  • Dịch giả : Phạm Kim Khánh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 718
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000008830
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT GIÁO NHÌN TOÀN DIỆN

Phạm Kim Khánh dịch

Nhà xuất bản Phương Đông

 

                                                                             LỜI NÓI ĐẦU

Vào đầu thế kỷ hiện tại thái độ của người Phương Tây đối với các tôn giáo Á Đông trải dài từ thù nghịch, gây thống khổ, đến chiếu cố khoan dung. Đó là thái độ được duy trì, tồn tại theo chính sách chinh phục xâm lăng và khai thác kinh tế. Người Phương Tây tự xem mính là nhà lãnh đạo đem lại mọi tiến bộ, người cầm ngọn đuốc kiến thức được thần linh trao truyền để soi sáng cho dân chúng dốt nát tối tăm ở Phương Đông. Như vậy, theo lối nhìn của họ, sự đáp ứng thích nghi của các dân tộc Đông phương là chấp nhận với lòng tri ân, và tận tâm học hỏi, Chỉ có vài tư tưởng gia can đảm người phương Tây và những học giả khó có thể vừa lòng, mới dám khảo sát sâu hơn vào những hệ thống tôn giáo và triết học của những quốc gia dưới quyền thống trị của xứ họ. Mặc dầu vậy, công trình lẻ loi đơn độc của những vị này đã lót đường cho những biến chuyển vĩ đại dần dần xây diễn theo thới gian.

Ngày nay, các quốc gia Á Đông đã hồi phục nền độc lập của họ về mặt chính trị. Dưới sự hướng dẫn của các nhà trí thức tiền phong họ đã khảo sát, nghiên cứu dài theo và sâu vào di sản văn hóa cổ truyền của chính họ, tìm những tư tưởng và những giá trị nhằm ổn cố ý thức về lý lịch quốc gia được khám phá trong những năm gần đây và nhằm nâng đỡ họ trong thế gian hiện đại. Nơi đây họ đã khám phá nhiều điều vẫn còn giá trị và thế đứng vững chắc, không những cho họ mà cho tất cả những ai tìm hiểu thiên nhiên và vận mạng của nhân loại một cách rõ ràng. Bởi vì trí tuệ và những giá trị tinh thần mà những hệ thống cổ xưa này đề xướng đòi hỏi phải áp đặt vào con người theo bản chất thiên nhiên của con người, độc lập với bất luận tình trạng văn hóa tạm bợ nhất thời nào. Tại Sri Lanka (Tích Lan) , cũng như trong các quốc gia Á Đông khác, công trình tìm kiếm căn cội tập quán cổ truyền đã đưa đến thành quả là khám phá trở lại truyền thống tôn giáo thâm sâu và rộng lớn bao la gọi là Phật giáo, một truyền thống khắng khít gắn liền với lịch sử của Hải Đảo từ thế kỷ thứ ba trước D.L, và đã là nguồn gợi cảm để hoàn thành viên mãn những công trình sáng tác, trí thức và nghệ thuật, vĩ đại nhất. Trong di sản Phật giáo những nhà khảo cứu Sri Lanka (Tích Lan)  đã tìm ra một hệ thống giáo huấn đạo đức hòa hợp thích ứng một cách lạ lùng với vài kiến thức khoa học và triết học tân tiến nhất, và trong các quốc gia Phật giáo Á Đông các nhà khảo sát cũng kinh nghiệm giống như vậy. Giờ đây, do hậu quả của công trình tìm trở lại và khám phá ra nền đạo đức này, và nhằm đáp ứng tình trạng đạo đức ngày càng nghèo nàn của phương Tây quá thiên về vật chất, mối liên hệ xưa cũ giữa hai bán cầu to lớn đã có vài chuyển biến khá hứng thú. Ngày nay chính người phương Tây thường đã chứng tỏ là mình cần được soi sáng, và một vài nhân vật minh mẫn sẵn sàng ngồi lại dưới chân các vị thầy ở phương Đông để thọ nhận những tia sáng đạo đức của Phật giáo và những truyền thống tôn giáo Á Đông khác.

Đại đức Piyadassi Mahathera là một nhà sư Tích Lan và một trong những vị đại diện cho Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) nổi tiếng nhất trong xứ. Trường phái Nguyên Thủy (Theravada) căn cứ trên kinh điển Phật Giáo xưa cũ nhất được gìn giữ trong ngôn ngữ Pali. Là thừa kế của tập tục cổ truyền được duy trì hơn 2500 năm, Đại đức Piyadassi phối hợp một nền tảng vững  chắc trong kinh điển và chú giải Pali với tinh thần đón nhận cởi mở những tư tưởng tiến bộ hiện đại từ phương Tây mà Đại đức thấy là trên nhiều phương diện đã xác nhận giáo lý nguyên thủy của Đức Phật, Đại đức là một Pháp sư nổi tiếng tại Tích Lan (Sri Lanka) và thỉnh thoảng chu du sang phương Tây, khoảng mười hai lần vòng quanh thế giới, để giảng giải Giáo Pháp, Đại đức Piyadassi trình bày một hình ảnh Phật Giáo vừa trung thực vời những nguồn kinh điển cổ truyền vừa tân tiến một cách kỳ diệu. Phật giáo mà Đại đức Piyadassi mô tả cung ứng một triết lý sâu sắc về kiếp sinh tồn căn cứ trên Tứ Diệu Đế; một phân giải chi tiết tâm của con người, đi trước vài khám phá của khoa tâm lý học hiện đại; một nền luân lý cao cả không có ảnh hưởng của thần linh, biểu dương tâm từ ái vô lượng và lòng bi mẫn vô biên; một khởi đầu đưa đến kiến thức được đáng dấu bằng phương pháp thực nghiệm, khảo sát cá nhân, không có tín điều và đức tin mú quáng ; và những phương pháp luyện tâm dẫn đến giải thoát cao thượng nhất.

Trong quyển sách của Ngài đã được xuất bản trước, The Buddha’s ancient Path, Đại đức hướng dẫn ta nhập môn giáo lý của Đức Phật, tập trung vào Bát Chánh Đạo. Tác phẩm hiện tại bao gồm một số bài viết ngắn của tác giả được tuyển chọn. Tuyển tập này sẽ rọi sáng và đưa người đọc thẳng vào tinh thần của Phật giáo và giá trị vĩnh cửu trường tồn trong thời đại rối loạn và đang tìm một giá trị đạo đức.

                                                                               Bhikkhu Bodhi

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu – Tỳ kheo Bodhi

Vài hàng cùng bạn đọc – Jivinda và Priyani de Silva

Lời mở đầu

  1. Đức Phật
  2. Đại đức Ananda, vị thị giả thân tín
  3. Làm chủ cái tâm
  4. Con đường tích cực của Đức Phật
  5. Suy gẫm về Phật ngôn
  6. Đặc tướng Vô thường
  7. Thuyết tái sanh trong Phật giáo

            Những câu chuyện tái sanh ly kỳ và trẻ em thần đồng

      8.   Tùy thuộc phát sanh (Paticca-samuppada)

      9.   Sắc thái tâm lý của Phật giáo

    10.   Thiền tập trong Phật giáo-con đường đi đến nội tâm vắng lặng

                  và minh mẫn

    11.    Thất giác chi

    12.     Người phụ nữ trong văn học Phật giáo

               Lời mở đầu

               Thành lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni

               Người  con gái Chăn Đà La-Vấn đề giai cấp

               Mắt người trinh nữ-Subha gặp tên du đãng

               Kisagotami – chỉ một nhúm hột cải

               Con gái người thợ dệt

               Upagupta và cô gái nhảy

               Kundalakesa – cô gái tóc quăn

               Một trường hợp thay hình đổi dạng

                - mẹ của hai và cha của hai

               Visakha – vị đại thí chủ của Đức Phật

     13,   Lịch sử và văn hóa Phật giáo

                Bốn chỗ động tâm

     14.   Phật giáo tại Sri Lanka

     15.   Lễ Xuất gia trong Phật giáo Nguyên Thủy

     16.   Nghi thức và tập tục Phật giáo

     17.   Phật giáo trong thế giới Tây phương

     18.   Những bài viết ngắn

                Dân chủ và Phật giáo

                Phật giáo và hòa bình thế giới

                Phật giáo Nguyên Thủy, Đại thừa, và Zen

                Giấc mơ lạc quan của một con ong

            Tri ân

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Khảo sát Lịch sử và Tư tưởng Nhân Minh Luận Phật giáo
Khảo sát Lịch sử và Tư tưởng Nhân Minh Luận Phật giáo
Đàm Hoa
Đàm Hoa
Luận về nhân quả
Luận về nhân quả
Dipa Ma Cuộc đời và Di huấn
Dipa Ma Cuộc đời và Di huấn
So sánh Kinh Trung A Hàm chữ Hán và Kinh Trung Bộ chữ Pàli
So sánh Kinh Trung A Hàm chữ Hán và Kinh Trung Bộ chữ Pàli
Đạo Đức Học Phật Giáo
Đạo Đức Học Phật Giáo
Khái Luận Trí Huệ Bát Nhã Ba La Mật
Khái Luận Trí Huệ Bát Nhã Ba La Mật
Lễ Vu Lan và Văn Tế Thập Loại chúng sinh
Lễ Vu Lan và Văn Tế Thập Loại chúng sinh
Tăng Già thời đức Phật
Tăng Già thời đức Phật
Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa
Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa
Tìm hiểu nguồn gốc Duy Thức Học
Tìm hiểu nguồn gốc Duy Thức Học
Buddhist Solutions (Những giải pháp Phật giáo)
Buddhist Solutions (Những giải pháp Phật giáo)