KINH PHẬT THUYẾT
PHẬT MẪU XUẤT SINH TAM PHÁP TẠNG
THI HỘ
NHÓM PHIÊN DỊCH ĐẠI TẠNG CHÙA CHÂU LÂM
NXB TÔN GIÁO
LỜI DẪN NHẬP
Trong Kinh Tạng Pãli, có đoạn kinh: “ Một thời Đức Thế Tôn ngụ tại Tu viện Kalata ở Saketa, ngài bảo các Tỳ-kheo:
“ Này các Thầy! Trên thế gian này, những gì mà Tâm thấy nghe cảm biết, mong ước kiếm tìm, mơ tưởng…tất cả điều đó ta đều biết rõ…Ta không ý niệm một vật sắc rồi khởi sự thấy. Không ý niệm không thấy, không ý niệm không xem, không ý niệm người thấy. Như Lai không ý niệm một âm thanh rồi khởi sự nghe, không ý niệm không nghe v.v..
Này các Thầy! Như Lai ở trong trạng thái NHƯ đối với các hiện tượng thấy nghe cảm biết, vì Như Lai là NHƯ. Như Lai tuyên nói rằng không có gì tối thượng hơn NHƯ này. Những thấy nghe cảm biết được chấp giữ cho TÂM, kẻ khác cho là thật. Giữa những kẻ mê chấp này, Phật là NHƯ, nên không phải thật không phải hư. Từ lâu Như Lai đã thấy sự vướng mắc này của thế gian. Như lai biết, biết Như thật, cho nên các Đức Như Lai không còn vướng mắc nữa”.
Qua đoạn kinh trên, chúng ta thấy Trí tuệ Bát-nhã ẩn tàng bàng bạc trong đó. Đối với đa số Phật tử, tất cả các lời kinh đều do Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết. Các học giả Tây phương lại suy nghĩ khác, cho rằng các Kinh điển Đại thừa, nhất là bộ Bát Nhã, được phát triển dần dần từ thế kỷ thứ 4 sau Phật Niết Bàn, cho đến thế kỷ thứ 13 sau Phật Niết Bàn ( tức là thế kỷ thứ 8 CN ).
Bản kinh thuộc hệ thống Bát nhã đầu tiên được dịch ra tiếng Trung Hoa là Kinh Đạo Hành Bát Nhã, do Ngài LOKASHEMA , gồm 10 quyển vào năm 179 tại Lạc Dương .
Bản kinh này tên “Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp tạng Bát Nhã Ba-la mật đa”( Viết tắt là PMBLM ) do Ngài Tam Tạng Thí Hộ dịch. Ngài đến triều Bắc Tống năm 980, với sự ứng hộ hợp tác của triều đình và các cao tăng thời ấy. Đến lúc Ngài tịch năm 1017, ngài đã dịch được 115 bộ, gồm 255 quyền.
Vì bản kinh PMBLM này được dịch sau hai bản kinh trước, nên trong sáng dễ hiểu hơn, rất sát với bản Phạn văn do Edward Conze dịch. Cư sĩ Từ Chiếu, chùa Châu Lâm Huế, đã dịch rất công phu bản kinh này dựa trên bản Hán văn của CBETA, và bản phiên âm Hán Việt của Tuệ Quang Foundation.
Để tưởng niệm công đức của HT Phước Thành vừa viên tịch nên môn đồ Pháp quyến và Tuệ Quang Foundation cùng chung sức ấn tống bản kinh này, để hồi hướng Giác linh Hòa Thượng cao đăng Phật quốc, cầu nguyện thế giới hòa bình, quốc thái dân an, mọi sinh linh đều được Tuệ Giác Hoàn Toàn.
Chúng tôi thành kính cảm tạ Cư sĩ Nguyên Hồng đã đọc lại và hiệu chính bản kinh trước khi in.
Vài lời thô thiển, kính mong các bậc thức giả được ý quên lời, tự mình thực hành Bát-nhã Ba-la mật, siêu thoát như nhiên.
California, ngày 10 tháng 10 năm 2008. Phật Lịch 2552
Nguyên Hiền kính ghi
MỤC LỤC
Nghi thức khai kinh
Quyển I
Phẩm 1 : Biết rõ các hành tướng
Quyển II
Phẩm 1 : Biết rõ các Hành Tướng
Phẩm 2 : Thiên chủ Đế Thích
Phẩm 3 : Công Đức Bảo Tháp
Quyển III
Phẩm 3 : Công Đức Bảo Tháp
Quyển IV
Phẩm 4 : Xưng Tán công đức
Quyển V
Phẩm 5 : Phúc Đức Chân chính
Quyển VI
Phẩm 6 : Tùy hỷ hồi hướng
Quyển VII
Phẩm 6 : Tùy hỷ hồi hướng
Phẩm 7 : Nhân Duyên Địa Ngục
Quyển VIII
Phẩm 7 : Nhân duyên địa ngục
Phẩm 8 : Thanh Tịnh
Quyển IX
Phẩm 8 : Thanh Tịnh
Phẩm 9 : Khen pháp vượt trội
Phẩm 10 : Khen người thụ trì
Quyển X
Phẩm 10 : Khen người thụ trì
Quyển XI
Phẩm 11 : Ác ma chướng ngại
Phẩm 12 : Hiển thị thế gian
Quyển XIII
Phẩm 12 : Hiển thị thế gian
Phẩm 13 : Không nghĩ bàn
Quyển XIV
Phẩm 14 : Thí dụ
Phẩm 15 : Hiển thánh
Quyển XV
Phẩm 15 : Hiển thánh
Phẩm 16 : Chân Như
Quyển XVI
Phẩm 17 : Tướng Bồ Tát Không Thoái Chuyển
Quyển XVII
Phẩm 18 : Tính không
Phẩm 19 : Nghĩa sâu xa
Quyển XVIII
Phẩm 20 : Phương tiện thiện xảo
Quyển XIX
Phẩm 21 : Chỉ rõ tướng ma
Phẩm 22 : Thiện trí thức