Tìm Sách

PG. Nguyên Thủy >> Đại Niệm Xứ

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đại Niệm Xứ
  • Tác giả : Thiền sư U Sīlānanda
  • Dịch giả : Tý kheo Aggasami Trần Minh Tài
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 386
  • Nhà xuất bản : Như Lai Thiền Viện
  • Năm xuất bản : 1999
  • Phân loại : PG. Nguyên Thủy
  • MCB : 12010000008208
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THIỀN SƯ U SILANANDA

ĐẠI NIỆM XỨ

Dịch giả Tỳ kheo Aggasami Trần Minh Tài

Ấn bản: Như Lai Thiền viện tại

1215 Lucretia Ave, San Jose, CA 95122

 

LỜI GIỚI THIỆU

Của Ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện

 

Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ. Lời kinh là những tiếng sấm rền vang chấn động tâm thức chúng sanh đang chới với giữa những làn sóng ưu phiền trong biển sanh tử. Kinh nghiệm giác ngộ của bậc toàn giác được trao truyền ròng rã trong suốt bốn mươi lăm năm để lại một kho tàng tư tưởng giải thoát, một sự trưởng thành tột cùng của trí thông minh và cảm thức con người. Mỗi lần đọc kinh là mỗi lần cảm nhận được sức mạnh của phước báu đã cho tâm thức bay lượn một khoảng không gian khá rộng trong bầu trời siêu thoát mênh mông.

Tuy nhiên, đối với thiền sinh hay ít ra những ai đang hướng về chân trời rực rỡ ánh hồng giải thoát, có thể nói Kinh Đại Niệm Xứ là bài kinh thỏa thích nhất hay đúng hơn là bài kinh tối cần, gần gũi nhất. Tối cần như cốt tủy và gần gũi như máu chảy khắp châu thân. Những lời kinh như những lời thiên thu gọi hãy dũng mãnh lên đường về bến bờ giải thoát cho chính mình. Trong phần mở đầu, Đức Phật dạy:

Này chư Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất để đem lại sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt thoát sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ.”

Lời dạy thật minh bạch, rõ ràng như bầu trời xanh trong mùa hạ trắng không một áng mây. Đây là con đường và là con đường độc nhất. Con đường an lạc ẩn dấu tự nghìn xưa này đã được Đức Phật phơi bày ra cho tất cả chúng sanh và tồn tại qua bao thăng trầm của lịch sử nhân loại.

Phải có phước báu lớn mới sinh vào thời kỳ Đức Phật còn hiện tiền để được tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài, hay để được Ngài diễn giải những lời kinh nhiều khi tưởng dễ lãnh hội nhưng đi sâu vào là cả một vấn đề. Bao nhiêu thế hệ đã qua đi và ngày nay chúng ta còn may mắn sống trong ánh đạo vàng rạng ngời của Đức Thế Tôn. Để hiểu những lời kinh cho chính xác hầu tu tập chúng ta phải nương tựa vào các bậc chân tu thông hiểu giáo pháp và đầy kinh nghiệm thực chứng để thấy rõ con đường thanh bạch cao thượng. Những vị này thật quá hiếm hoi trong thời đại văn minh cơ khí ngày nay, một thời đại mà khoa học đã đến đỉnh cao nhưng sự đau khổ trầm kha vẫn triền miên không hề thuyên giảm.

Như Lai Thiền Viện có duyên lành theo học với Ngài Hòa Thượng Thiền Sư U Silananda từ năm 1987. Ngài thọ giới tỳ kheo hơn năm mươi năm, hoàn mãn văn bằng Phật học cao cấp nhất tại Miến Điện và đã từng dạy tại đại học ở đó. Trong kỳ Kiết tập Kinh điển Phật Giáo lần thứ sáu tại Miến Điện vào năm 1954, Ngài là vị lãnh đạo việc soạn thảo tự điển Miến Pali và cũng là trưởng ban kiết tập Kinh Điển Pali, Chú Giải và Phụ Chú Giải lúc Ngài mới vừa 26 tuổi. Ngài là tác giả của nhiều sách viết bằng tiếng Miến và tiếng Anh trong đó có cuốn The Four Foundations of Mindfulness (Tứ Niệm Xứ), một cuốn sách căn bản giảng dạy đầy đủ về Thiền Tứ Niệm Xứ. Năm 1979, Ngài được sư phụ là cố Đại Lão Hòa Thượng Thiền Sư Mahasi Sayadaw, một thiền sư lỗi lạc bậc nhất tại Miến Điện, lựa chọn di hoằng pháp tại các nước ngoài, đặc biệt là Mỹ quốc. Với sứ mạng này, Ngài đã hướng dẫn thiền Tứ Niệm Xứ hay Thiền Quán và giảng dạy Vi Diệu Pháp, môn Phân Tâm Học cao siêu của Phật giáo, tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Âu Châu và Tích Lan. Với kinh nghiệm thực chứng thâm sâu và kiến thức bao la về Phật Pháp, Ngài giảng dạy giáo lý, hướng dẫn thiền tập một cách súc tích và rành mạch trong tinh thần từ bi và độ lượng của một bậc thầy đáng kính. Thiền viện được tăng trưởng dưới bóng mát từ bi và trí tuệ của Ngài.

Một trong những bài kinh được Ngài Thiền sư giảng khá đầy đủ chi tiết là bài Kinh Đại Niệm Xứ. Những lời dạy của Đức Phật trong bài kinh này đã được Ngài dựa trên chú giải, phụ chú giải và kinh nghiệm thực chứng giải thích một cách rõ ràng để thiền sinh thực hành. Đây là một công trình giảng dạy và hướng dẫn tận tụy. Nhận thấy tầm mức quan trọng của Kinh Đại Niệm Xứ và sự giảng dạy công phu của Ngài Thiền sư, một đệ tử của Ngài đã cố gắng hiệu đính và cho in thành sách “The Four Foundations of Mindfulness”. Như Lai Thiền Viện tiếp nối truyền thống cao đẹp này bằng cách thỉnh cầu đại đức Aggasami Trần Minh Tài phiên dịch sang tiếng Việt để phổ biến cho Phật tử Việt Nam. Dù đa đoan với nhiều Phật sự, nhưng đại đức một lần nữa đã hoan hỉ nhận lới yêu cầu của Như Lai Thiền Viện và đã hoàn tất công trình soạn dịch một cách viên mãn.

Nay bản dịch đã hoàn thành chu đáo, Như Lai Thiền Viện xin được đa tạ Hòa Thượng Thiền Sư U Silananda và Đại Đức Agassami Trần Minh Tài đã cho thiền viện được đặc ân ấn tống bản dịch sách giải thích Kinh Đại Niệm Xứ. Như Lai Thiền Viện rất lấy làm vinh dự được giới thiệu sách dịch đến quí thiền sinh và Phật tử. Mong rằng quí vị sẽ tìm được nơi sách những ánh sáng soi tỏ con đường tu chứng. Hãy là những người lữ hành đơn độc tinh tấn bước đi trên con đường độc nhất để khỏi uổng phí kiếp người quý báu hi hữu có được trong dòng thời gian dài lê thê của kiếp luân hồi. Với tâm nguyện lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Thiền Viện cầu mong quí vị đến được chân trới thênh thang đầy hoa thơm và cỏ lạ và ghi dấu tâm chứng trên dòng hiện sinh.

                             Hiền nhân thỏa thích nghe lời Phật

                             An trong Pháp Bảo những giấc say.

 

                                                                                     Ban Tu Thư

                                                                               Như Lai Thiền Viện

 

MỤC LỤC

 

Lời giới thiệu Ban Tu Thư NLTV

Vài lời của người soạn dịch

Lời giới thiệu

Phần 1 – Giãng giải

 

Quán sát thân trong thân

Quán sát thọ trong thọ

Quán sát Tâm trong Tâm

Quán sát Pháp trong Pháp

Bảo đảm thành Đạo

Phần 2 – Kinh Đại Niệm Xứ

 

Kinh  Đại Niệm Xứ

Phần 3 – Hướng dẫn hành thiền

 

Thiền tha thứ

Thiền từ ái

Thiền minh sát

 

Ghi chú

Pali – Việt đối chiếu

Các sách khác thuộc PG. Nguyên Thủy

Pháp - Thừa (Dhamma Yana) tập 1
Pháp - Thừa (Dhamma Yana) tập 1
Satipatthàna-Trái tim của Thiền định Phật Giáo
Satipatthàna-Trái tim của Thiền định Phật Giáo
Vô Tỷ Pháp ABHIDHAMMA
Vô Tỷ Pháp ABHIDHAMMA
Thanh Tịnh Đạo (VISUDDHIMAGGO) - Phần Tuệ
Thanh Tịnh Đạo (VISUDDHIMAGGO) - Phần Tuệ
Thanh Tịnh Đạo (VISUDDHIMAGGO) - Phần Giới
Thanh Tịnh Đạo (VISUDDHIMAGGO) - Phần Giới
Yamaka Khandhayamaka Căn - Song
Yamaka Khandhayamaka Căn - Song
Chú giải Chuyện Chư Thiên
Chú giải Chuyện Chư Thiên
Yamaka Khandhayamaka Uẫn - Song
Yamaka Khandhayamaka Uẫn - Song
Tứ Niệm Xứ Giảng Giải
Tứ Niệm Xứ Giảng Giải
Chánh kiến và Nghiệp
Chánh kiến và Nghiệp
Bố thí độ
Bố thí độ
Ngôi Bảo Tháp GOTAMA CETIYA
Ngôi Bảo Tháp GOTAMA CETIYA