THÍCH THANH TỪ
THIỀN SƯ THẦN HỘI
Giảng giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo
LỜI ĐẦU SÁCH
Thiền tông truyền thừa ở Trung Hoa, dưới Lục Tổ, không ít các bậc tác gia đã khuấy nước sông thành tô lạc, ném đại địa trên đầu sợi lông, hồi cơ chuyển vị đại dụng hiện tiền. Mỗi vị có một nét xuất cách riêng. Song có thể nói, người rống tiếng sư tử làm chấn động đất Bắc, nêu cao tông chỉ Tào Khê, không ai hơn Thiền sư Thần Hội.
Nhận thấy được cốt tủy đó, Hòa thường Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm đã giảng giải tác phẩm của Thiền sư Thần Hội cho Tăng Ni tại viện, nắm vững tiêu chỉ thiền đốn ngộ mà xông thẳng vào đất Phật.
Quyển Thiền sư Thần Hội giảng giải này gồm có ba phần: một là Tiểu sử Thiền sư Thần Hội, hai là Thần Hội ngữ lục và ba là Hiển Tông Ký do Ngài trước tác. Trong đó hai phần sau do Sư cô Hạnh Diệu trích dịch từ Thiền tạng, dưới sự chứng nghĩa của Hòa thượng.
Pháp yều là tâm tủy của người xưa và truyền đạt cho người sau, phải là bậc tâm thông trí sáng mới đảm đương nổi. Thật may mắn cho hàng hậu học chúng ta vẫn còn chút duyên mọn được nghe lại những dòng pháp yếu này. Nếu là khách hữu duyên biết đâu chừng cũng sẽ giật mính, toát mồ hôi thốt lên hai chữ “Đâu ngờ!”
Chúng tôi không dám mong cầu diễm phúc đó, song trộm nghĩ nhân duyên Phật pháp thì mênh mông không thể nghĩ lường. Vì vậy chúng tôi cúi đầu đảnh lễ Ân sư được ghi chép lại những lời giảng giải của Ngài, kết tập thành sách với hy vọng những hành giả khát khao tu thiền sẽ có chỗ khai phát…
Được sự hoan hỷ chấp thuận và kiểm chứng của Hòa thượng, quyển Thiền sư Thần Hội giảng giải này ra đời như một cẩm nang cho người tu thiền hơn là một bản luận dành cho học giả tra cứu nghiên tầm. Trong đó, tìm hoa từ mỹ ngữ chắc chắn sẽ thất vọng, nhưng nếu là hành giả quyết tâm tu hành, hy vọng có chỗ vào.
Vì ghi lại từ lời giảng của Hòa thượng, nên tác phẩm không sao tránh khỏi những sơ suất tất yếu, rất mong các bậc thiện hữu tri thức lượng thứ cho. Được vậy, chúng tôi không ngại gởi đến chư pháp lữ chút nhân duyên này. Cầu mong tất cả được hàm triêm lợi lạc.
Lập Đông 2001
BAN VĂN HÓA THƯỜNG CHIẾU
MỤC LỤC
Lời đầu sách
I. Tiểu sử Thiền sư THẦN HỘI
II. THẦN HỘI NGỮ LỤC
- Giới thiệu sơ lược
- Phần ngữ lục
III. HIỂN TÔNG KÝ
Ngũ Phúc Lâm Môn
|
Quy y Tam Bảo
|