Tìm Sách

Tịnh Độ >> Lá Thư Tịnh Độ


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lá Thư Tịnh Độ
  • Tác giả : Ấn Quang Đại Sư
  • Dịch giả : HT. Thiền Tâm
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 285
  • Nhà xuất bản : Sariputra Giáo dục Từ Thiện Hội
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Tịnh Độ
  • MCB : 12010000006890
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LÁ THƠ TỊNH ĐỘ

Ấn Quang Đại Sư

VIỆT DỊCH: HÒA THƯỢNG THIỀN TÂM

GIÁO DỤC TỪ THIÊN HỘI  ẤN TỐNG 2006

 

TỰA

Đức Phật ra đời với nhân duyên mở bày chân tánh, khiến cho chúng sanh thoát vòng mê khổ, ngộ vào bản thể sáng suốt.an vui. Bao nhiêu pháp môn , tất cả nghĩa lý mầu nhiệm trong một đời giáo hóa của đức Bổn sư, đều không ngoài mục đích ấy . Nhưng tìm một lối thẳng tắt để mau thoát khỏi đường sanh tử, một pháp hợp lý, hợp cơ cho chúng sanh giữa thời buổi này chỉ có môn Tịnh độ. Tại sao thế? Vì trong đời mạt pháp, người tu hành bị nhiều chướng duyên làm thối chuyển. Nhìn về người: phần sắc thân hay đau yếu, mạng sống ngắn ngủi; phần tâm thì nghiệp sâu nặng, trí tuệ rối mờ. Xét vầ cảnh: phần đời thường xảy ra nạn trước tai trời ; phần đạo lại ít bậc thiên trí thức dẫn dắt, nhiều kẻ dối tu, đầy rẫy những mối dị đoan , tà ngoại! Cho nên trong Kinh Đại Tập, đức Như Lai huyền ký rằng: “ Đời mạt pháp ức ức người tu hành, song khó được một kẻ ngộ đạo, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi…”

Thời gian gần đây, ở Trung Hoa có Ấn Quang Pháp sư là bậc danh đức trong tăng giới. Ngài suốt thông cả tông lẫn giáo, chuyên dùng pháp môn Niệm Phật làm phương tiện lợi mình lợi người. Trước tiên, Pháp sư xuất gia ở đình Chung Nam, sau một thời gian đi tham học các nơi, lại về ẩn tích tại non Phổ Đà, nơi lầu tàng kinh chùa Pháp Võ. Tuy mấy mươi năm khổ hạnh, ít người cùng ngoài giao thiệp, nhưng dảuu cao nhân mộtt phen bị khách trần khám phá, ngọn gió thanh bay thoảng khắp xa gần. Biết được hạnh đức của Pháp sư, tăng tục bốn phương đều ngưỡng mộ; có kẻ vượt suối trèo non mà cầu  lời chỉ thị, có người mượn tin hồng nhạn mà hỏi lối nam châm. Những thủ bút của Ngài được hàng cư sĩ sưu tập lại thành bốn quyển và cho im ra với nhan đề Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao. Bình sanh, Pháp sư ấn tặng sách Phật được năm triệu bộ, tượng Phật hơn một triệu xấp. Đệ tử của Pháp sư  đến hơn hai mươi muôn người, nhiều vị nhờ ơn chỉ dạy của Ngài, được sanh về Cực lạc, khi lâm chung đều có chứng nghiện. Năm Dân Quốc thứ 29, Pháp sư biết trước ngày về Tây Phương ngồi thoát hóa ở Linh Nham Tịnh Tông Đạo Tràng, hưởng tuổi đời tám mươi và sáu mươi tăng lạp. Lúc làm lễ trà tỳ, ba mươi hai cái răng còn nguyên, xá lợi ngũ sắc hiện ra rất nhiều. Sau khi Pháp sư vãng sanh, giới Phật tử xuất gia, tại gia cảm nhớ đức hóa lớn lao của Ngài, hợp nhau làm lễ truy niệm và đồng ý suy tôn Ngài làm vị Tổ thứ mười ba trong tông Tịnh Độ.

Bộ văn sao của Pháp sư, khi mới xuất gia, tôi đã hân hạnh xem qua. Trong thời nhập thất gần đây, một thuận duyên đưa đến, tôi lại có cơ hội khảo duyệt lần nữa, để giúp sự thắng tấn trên đường tu niệm. Nhận thấy trong ấy có nhiểu điểm hữu ích cho người niệm Phật, tôi lựa rút ra những đoạn cần thiết, phiên dịch ra quốc văn, lấy nhan đề Lá Thơ Tịnh Độ. Đáng lẽ trong quyển này tôi phải phụ thích để nhấn rõ một vài điểm thiết yếu, và giải đôi chỗ khó hiểu với ngưởi sơ cơ, nhưng vì sức khỏe kém nên ý nguyện không thành. Tôi lại thẹn mình nghiệp hoặc sâu dày, đường tu không thấy tiến bộ, bắt buộc phải để tinh thần nhiều hơn trong sự nhiếp niệm, nên khi phiên dịch lời lẽ thô sơ, đã chẳng diễn tả được ý nghĩa thâm thúy của Pháp sư, lại làm lờn mắt xanh của làng học Phật! Tuy nội dung còn nhiều khuyết điểm, nhưng nhân duyên đã thế, âu cũng xin tùy phần mà dâng chút ngu thành! Sự phiên dịch đây, với tôi, chỉ có mục đích góp phần khuến tấn lẫn nhau cùng các bạn sen trên đường Cực Lạc.

Nếu công việc này có thể giúp quý vị phần nào nơi sự kiến giải cũng như tu niệm, xin đem kết quả ấy hồi hướng trang nghiêm Tịnh Độ cho bốn ơn ba cõi và pháp giới hữu tình.

Ngày Phật thành đạo, năm 2500.

Liên Du Thích Thiền Tâm

 

MỤC LỤC

Thơ đáp Cư sĩ Đặng Bá Thành ( 1- 2 )

Thơ đáp Cư sĩ Đặng Tân An

Thơ đáp Cư sĩ Cao Thiệu Lân

Thơ đáp Cư sĩ Trần Tích Châu ( 1-2 )

Thơ đáp Cư sĩ Lâm Giới Sanh

Thơ đáp anh em ruột  vị Cư Sĩ ở Vĩnh Gia

Thơ đáp Cư sĩ Bộc Đại Phàm

Thơ đáp Cư sĩ Vệ Cẩm Châu

Thơ đáp một  Cư sĩ ở Vỉnh Gia

Thơ gởi nữ Sĩ Tứ Phước Hiền

Thơ gởi Đế Nhàn Pháp sư

Thơ đáp một Cư sĩ

Thơ đáp Cư sĩ Trần Huệ Siêu

Thơ đáp Ly Ấn Tẩu

Thơ đáp Cư sĩ Phạm Cổ Nông

Thơ đáp Cư sĩ Ngô Hy Chân

Thơ đáp Cư sĩ  Lưu Trí Không

Thơ đáp Cư sĩ Châu Tri Mậu ( 1-3 )

Thơ đáp Cư sĩ Uông Võ Mộc

Thơ đáp một cư sĩ ở Ninh Ba

Thơ đáp Nhạc Tiên Kiều

Thơ đáp Cư sĩ Trương Vân Lôi

Thơ đáp Cư sĩ Tạ Dung Thoát

Thơ đáp Cư sĩ Tạ Thanh Minh

Thơ đáp Cư sĩ  Mã Khế Tây ( 1-3 )

Thơ đáp một Cư sĩ ở Dõng Giang

Thơ đáp hai Cư sĩ Ngan Như, Dật Như

Thơ đáp Cư sĩ Bao Sư Hiền

Thơ đáp Cư sĩ Hoàng Hàm Chi

Thơ đáp Cư sĩ Hà Huệ Chiêu

Thơ đáp Cư sĩ Châu Mạnh Do ( 1- 10 )

 Thơ đáp Cư sĩ Cửu Bội Khanh (1-2 )

Thơ đáp Cư sĩ Phạm Cổ Nông

Thơ khuyên người mới phát tâm học Phật

Thơ đáp Cư sĩ Châu Tụng Nghiêu

Thơ đáp Cư sĩ Phật Điển

Thơ đáp Cư sĩ Hoàng Tụng Bình

Thơ đáp Cư sĩ Trạch Phạm

Đáp 20 câu hỏi của Cư sĩ  Khúc Thiên Dương

Một bức thơ phúc đáp khắp nơi

Vườn thơ Tịnh Độ

Lời bạt

Mấy lời bày tỏ

Tịnh Độ Pháp Nghi

Trích Kinh A Di Đà

Sám Phát Nguyện

Các sách khác thuộc Tịnh Độ

Niệm Phật thành Phật
Niệm Phật thành Phật
Vãng sanh Tịnh Độ luận giảng ký
Vãng sanh Tịnh Độ luận giảng ký
Xương minh Tịnh Độ
Xương minh Tịnh Độ
Long Thơ Tịnh Độ
Long Thơ Tịnh Độ
Niệm Phật chỉ nam
Niệm Phật chỉ nam
Phật thuyết A Di Đà Kinh yếu giải giảng ký
Phật thuyết A Di Đà Kinh yếu giải giảng ký
Long Thơ Tịnh Độ
Long Thơ Tịnh Độ
Niệm Phật thành Phật
Niệm Phật thành Phật
Đường về cực lạc
Đường về cực lạc
Cực lạc du lãm ký
Cực lạc du lãm ký
Ý nghĩa hoằng pháp và hộ pháp
Ý nghĩa hoằng pháp và hộ pháp
Khuyên người niệm Phật
Khuyên người niệm Phật