TÌM HIỂU ĐẠO PHẬT ( BUDDHIMS EXPLAINED )
KHANTIPALO – CHƠN THIỆN Dịch
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VN
DẪN NHẬP
Như người viết đã nói trong lần đầu tiên của cuốn sách này :
“ Nhiều lần tôi cảm nghỉ rằng cần phài có một cuốn sách nhỏ bàn về các giáo lý của Đức Phật, làm sao để giúp ích cho mọi người nước ngoài đến thăm Thái Lan. Đặc biệt, một sự giới thiệu Phật giáo theo cách như thế nào phải trả lời các câu hỏi rất thường được du khách hay người mới đến ở xứ này đặt ra là “Phật giáo là gì?”. Để trả lời câu hỏi một cách thích đáng, cuốn sách này tập trung vào các giáo lý của Đức Phật và gạt ra các phong tục và lễ lạc Phật giáo của Thái Lan là phần được phát thảo trong phụ lục 1.
Câu hỏi trên thường đặt ra theo cách khác và chúng ta vẫn thường nghe: “ Các Phật tử tin tưởng gì?”. Dưới đề mục này tôi xin nêu một sơ phác về các giáo lý đáng tôn quý làm căn bản cho việc tu tập Phật giáo. Điều này được giải thích dưới đề mục “ Các Phật tử tu tập những gì?”. Sau khi đã tu tập các giáo lý, tự nhiên người ta sẽ thể chứng chân lý các giáo pháp ấy vì người ta thấy được các giáo ấy trong chính sự tương tục của tâm và thân mình. Bản chất của sự thề chứng này trong chừng mức mà ngôn từ có thể chuyển đạt được, được phát thảo dưới câu hỏi “ Các Phật tử thể chứng gì?”. Toàn bộ tầm cỡ giáo pháp của Đức Phật được nêu dưới các đề mục Học, Tu, và Chứng vậy.
Lại nữa , trong những lời dẫn nhập cho xuất bản đầu tiên cũng có ghi : “ Chủ đích của người viết vốn nhằm trình bày các Giáo lý Phật giáo một cách dễ hiểu cho các du khách và cư dân từ phương Tây đến . Do mục đích ấy nên hầu như không có các từ ngoại quốc ( ngoại trừ các thuật ngữ tinh yếu) được sử dụng trong sách này và độc giả nào muốn , đối chiếu các ngôn cú đặc biệt với các thuật ngữ Phật học đúng gốc thì xin xem bảng kê cứu thuật ngữ này ở cuối sách. Người viết đã cố gắng làm rõ nhiều điểm trong đó các giáo lý của Đức Phật có vẻ khác với Thiên Chúa giáo, vì nhiều đọc giả của cuốn sách này có thể xuất phát từ văn hóa có căn gốc Thiên Chúa giáo. Tưởng cũng nên bảo ở đây rằng những khác biệt lớn nhất luôn luôn được tìm thấy trong hệ thống ngôn từ, trong khi những thực hành của mọi tôn giáo thì rất gần gũi nhau.
Người viết đã tránh không nêu ra những giáo lý khác biệt thuộc nhiều cành của cái cây Phật giáo. Vì các cành của một cái cây thì không tranh cãi nhau và phải mang nhiều hay ít cùng những loại lá, hoa, và quả như nhau, nên các trường phái khác nhau cũng vậy. Nếu vị học giả nhận ra rằng sách vở của các trường phái ấy khác nhau thì vị hành giả lại thấy rằng chỉ có đôi chút khác biệt, trong khi chỉ có những vị chứng ngộ có thể nói đến các kết quả. Khó mà thấy được rằng làm sao mà học tập tu Giới , Định, và Tuệ tuy được nêu định khác nhau, lại đưa đến bất cứ sự việc nào, ngoại trừ sự việc một trái cây lại có ở trên tất cả mọi cành.
Những ai muốn trèo khắp cái cây này thì xin cứ việc trèo, vì tất cả đều mở rộng cho họ tham xét và tra vấn. Nhưng những ai muốn khiến cho cây này, vốn là cây Bồ đề ( Trí tuệ ), lớn lên trong tâm họ nhờ những tu tập hàng ngày của họ thì chính họ gặt hái được cái quả tốt đẹp nhất. Trong tình trạng an hòa với chính mình và với thế giới, họ đã thấy và biết chân lý của Chánh Pháp.
Tu viện Bovoranivers Vihara, Bangkok
Ngày 14 trăng khuyết Potthapada 2510
( 2.10.1967 )
BÁT CHÁNH ĐẠO Con đường đến hạnh phúc
|
Cẩm nang viết Khảo luận Luận văn Luận Án
|
Đức Phật và Phật Pháp
|