HƯƠNG CÒN MÃI
SẮC THÁI PHẬT GIÁO TRONG CÁC TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG
THÍCH CHƠN THIỆN
NXB THUẬN HÓA
THAY LỜI TỰA
KIM DUNG ( Tra Lương Dung )
TIỂU SỬ
Theo tài liệu
1- Kim Dung cuộc đời và tác phẩm, Bành Hoa – Triệu Kiến Lập, dịch giả Nguyễn thị Bích Hải, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2002.
2- Kim Dung : Tác phẩm và Dư luận. Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Văn hóa, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2001.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh tháng 2-1924 trong một gia đình gồm 6 anh chị em - Kim Dung là thứ hai – tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang là nơi địa linh nhân kiệt của Trung Quốc.
Thân mẫu là người thời Ngũ Tứ (4-5-1919 ), thời của phong trào đấu tranh dân chủ mở đầu thời kỳ hiện đại Trung Quốc , tri thủ đạt lễ, thích thơ văn, tư tưởng khai minh, dân chủ.
Thân phụ là Tra Xu Khanh không theo nghiệp văn chương. Mà vào doanh thương, vừa là một địa chủ có đến 3.600 mẫu ruộng, với hơn 100 hộ tá điền.
Cụ cố nội là Tra Thận Hành, nhà thơ nổi tiếng bậc nhất đời Thanh. Ông nội là Tra Văn Thanh, đỗ Tiến sĩ, làm Tri huyện ở Giang Tô, bênh vực nhóm nhân dân đốt nhà thờ Thiên Chúa mà bị triều đình cách chức.
Thiếu thời, Kim Dung rất tuấn tú, thông minh, hoạt bát, tinh nghịch mà biết điều ; mê cảnh đẹp và say nghe các chuyện kể hay và đẹp.
Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đã gây ra một tiếng vang rất xa, vang khắp các vùng Đông Nam Á từ lâu đến nỗi đã phát sinh ra hiện tượng nghiên cứu về tiểu thuyết Kim Dung qua nhiều khía cạnh gọi là Kim học hay Kim Dung học phát triển ở Hồng Kong, Đài Loan, và cả ở Bắc Kinh.
Với khối óc và con tim lớn, từng trải qua các biến đổi của thời đại, thế kỷ XX, nắm vững thông tin thế giới, hẳn là Kim Dung đã chuyển tải qua các tiểu thuyết võ hiệp của mình nhiếu quan niệm, tư tưởng, nhiều nhận xét, đánh giá giá trị về xã hội hiện đại ( Trung Quốc và Thế giới ) và hẳn đã truyền vào đó những cái nhìn và ý tưởng chân xác về thái độ sống của các cá nhân, tập thể để xây dựng một cuộc sống công bằng, nhân ái, và an lạc, hạnh phúc tốt đẹp nhất có thể. Thế nên, tiểu thuyết của ông có một hấp lực lớn quấy động các sạp báo Saigon và cả Saigon, trong những năm của thập niên 60. Dân chúng nhiều giới đều hâm mộ đọc tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Không chỉ hâm mộ dấy lên như là không khí xem phim Tây Du Ký trên màn ảnh nhỏ của thập niên 80, tp. Hồ Chí Minh. Tác giả tập sách này cũng bị cuốn hút theo làn sóng hâm mộ có thể đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung liên tục nhiều ngày đêm không mệt mỏi, tưởng chừng như đang đi vào lục lọi túi khôn của nhân loại mà Kim Dung đã dốc cạn vào trong truyện.
Ngày nay các học đường nhiều nơi đang lác đác nghiên cứu tiểu thuyết của Kim Dung qua nhiều phương diện, đang chuyển thành hiện tượng “Kim học” hay “Kim Dung học”. Tại Việt Nam, 15 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung đang được xuất bản Văn Học, Hà Nội, ấn hành từ năm 2001:
- Anh Hùng Xạ Điêu, 8 tập (2001 )
- Tiếu Ngạo Giang Hồ , 8 tập ( 2001 )
- Ỷ Thiên Đồ Long Ký 4 tập( 2002)
- Lộc Đỉnh Ký, 10 tập ( 2002 )
- Thiên Long Bát Bộ , 9 tập ( 2003 )
- Hiệp Khách Hành, 4 tập ( 2003 )
Điều này khiến người viết bàn về tiểu thuyết Kim Dung đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học , về Văn hóa và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
Tác giả cẩn bút
TỲ KHEO THÍCH CHƠN THIỆN
Chùa Tường Vân, Huế.
MỤC LỤC
Thay lời tựa
Thiên Long Bát Bộ hay Lục Mạch Thần Kiếm
Hiệp Khách Hành
Tiếu Ngạo Giang Hồ
Lộc Đỉnh Ký
BÁT CHÁNH ĐẠO Con đường đến hạnh phúc
|
Cẩm nang viết Khảo luận Luận văn Luận Án
|
Đức Phật và Phật Pháp
|