Tìm Sách

Giới Luật >> Tập Yếu PARIVĀRA I


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tập Yếu PARIVĀRA I
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Tỳ Khưu Indacanda
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 526
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo Hà Nội
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Giới Luật
  • MCB : 12010000008269
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THERAVADA

Phật giáo nguyên thủy

Tạng Luật

TẬP YẾU PARIVĀRA ( I )

NXB Tôn Giáo

Hà Nội – PL.2549 – DL.2005

Phần giới thiệu

Parivara là tập cuối của Vinayapitaka (Tạng Luật). Về ý nghĩa của từ Parivara, học giả I.B.Horner phân tích như sau: “..pari là tiếp đầu ngữ có ý nghĩa: đi vòng quanh, bao bọc xung quanh, v.v… và vara lấy theo từ gốc của Sanskrit là vr có nghĩa là bao phủ…”; dựa theo đó, chúng tôi tạm lấy tên là “Tập Yếu” có ý nghĩa nôm na là “Tập hợp lại những điều chính yếu.” Những điều chính yếu ấy đã được chọn lọc từ hai bộ Luật Sittavibhanga và Khandhaka rồiđược sắp xếp và trình bày qua những góc nhìn khác biệt.

Như vậy, phải chăng bộ tập yếu Parivara này không đem lại tư liệu gì mới vcho người đọc? Suy nghĩ như vậy xét ra cũng có phần đúng. Tuy nhiên, trong số những người đã đọc qua, thậm chí đã học một cách kỹ lưỡng hai bộ Luật trên,người nào có thể khẳng định rằng bản thân có thể hiểu được chính xác và ghi nhớ đầy đủ các điều Đức Phật đã dạy, hoặc nghĩ đến việc hệ thống hoá lại kiến thức về Luật? Chúng ta hãy thử trả lời các câu hỏi sau:”các điều học đã được qui định ở bao nhiêu địa đểm? Mỗi địa điểm như vậy được bao nhiêu điều? Có bao nhiêu điều học đã được qui định chung cho tỳ khưư và tỳ khưu ni? Là các điều học nào? Có bao nhiêu điều học đã được qui định riêng cho tỳ khưư , cho tỳ khưu ni? Là các điều học nào? V.v… Parivara đã giải quyết các câu hỏi đó giúp cho người đ5c khỏi phải mất thì giờ vận dụng ký ức hoặc phải mở s1ch ra xem lại.

Mười chín chương của bộ Tập yếu-Parivara được trình bày theo thứ tự như sau :

I.                    Chương Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ khưu: tóm lược đầy đủ 227 điều học Tỳ khưu.

II.                 Chương Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ khưu Ni: là phần tóm lược Bhikkhuni-vibhanga gồm các điều học được qui định riêng cho Tỳ khưu Ni, cách trình bày cũng tương tợ như ở chương trên dành cho Tỳ khưu.

III.               Tóm Lược về Nguồn Sanh Tội: từ thân khẩu ý được phân chia thành sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân, v.v… có tội chỉ có một nguồn sanh tội, có tội có hai, có tội có ba, có tội có bốn, có tọi có sáu, và tất cả có mười ba nhóm có nguồn sanh tội giống nhau.

IV.              Tuy được phân ra làm hai phần:: (a) Sự Trùng Lập Liên Tục và (b) Phân Tích Cách Dàn Xếp, nhưng phần (b) chỉ là phần tiếp theo của phần (a) chưa được hoàn tất. Sở dĩ nhận ra được hai phần riêng biệtdo việc các nhà kết tập vẫn lưư lại câu văn báo hiệu sự kết thúc của phần đầu :”antarapeyyalam nitthitam” có nghĩa là “sự trùng lặp liên tục được chấm dứt.” Về phương diện hình thức, cả hai phần này là các câu hỏi và đáp mở đầu bằng dạng tiêu đề (matika)

V.                Các Câu Hỏi về bộ Hợp Phần – Khandhakar: Chỉ là một chương ngắn gọn giới thiệu qua các chương của bộ này gồm có Đại Phẩm – Mahavagga và Tiểu Phẩm – Cullavagga dưới dạng câu hỏi và đáp về bao nhiêu loại tội cho mỗi chương và chấm dứt khi liệt kê đầy đủ 22 chưong của bộ Luật này.

VI.              Tăng Theo Từng Bậc: dược trình bày dưới dạng pháp số từ nhóm một đến nhóm mùơi một có nội dung liên quan đến Luật và hình thức được trình bày tương tợ như ở Kinh Tăng Chi Bộ - Angutpara – nikaya thuộc Tạng Kinh.

VII.           Các Câu Vấn Đáp về Lễ Uposatha, v.v… chỉ là một chương ngắn đề cập đến các hành sự từ lễ Uposatha, lễ Pavarana, … hành phạt manatta, và sự giải tội. Phần thứ nhì nói về lợi ích của việc quy định điều học. Điều đáng lưu ý là chương này được kết thúc với câu “Mahavaggo nitthito” nghĩa là “Đại Phẩm được chấm dứt, “ trong khi đó các phần đã được trình bày trong chương này được tìm thấy rải rác trong toàn bộ Tạng Lục chứ không phải chỉ riêng ở Đại Phẩm – Mahavaggo.

Các sách khác thuộc Giới Luật

Luật Học đại cương
Luật Học đại cương
Theo dấu chân xưa
Theo dấu chân xưa
Luật Tỳ Kheo - Tập 1 Yết ma yếu chỉ
Luật Tỳ Kheo - Tập 1 Yết ma yếu chỉ
Thuật ngữ Luật Tạng Pāli
Thuật ngữ Luật Tạng Pāli
Giáo Trình Luật Học Cơ Bản Tập II
Giáo Trình Luật Học Cơ Bản Tập II
Luật Học Tinh Yếu
Luật Học Tinh Yếu
Sa di giới và Sa Di Ni giới (Tập2)
Sa di giới và Sa Di Ni giới (Tập2)
Theo dấu chân xưa
Theo dấu chân xưa