Tìm Sách

Giới Luật >> Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Mahasanghika


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Mahasanghika
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Phước Sơn
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 511
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Giới Luật
  • MCB : 12010000008995
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LUẬT MA HA TĂNG KỲ - Mahasangghika

Hán dịch: Tam Tạng Phật Đà Bạt Đà La - SaMo6n Pháp Hiền

(Dịch vào đời Đông Tấn)

4 TẬP

Việt dịch : THÍCH PHƯỚC SƠN

Chứng Nghĩa: HT. Thích Đổng Minh

NXB TÔN GIÁO 2008

Tái Bản lần thứ hai

LỜI NÓI ĐẦU

Nhân duyên đưa đến việc dịch bộ Luật Ma Ha Tăng Kỳ này thực là hy hữu . Số là vào cuối năm  1989, Hòa thượng Thích Huệ Hưng , Hiệu phó Trường Cao cấp Phật học ( nay là  Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp HCM), đang đàm nhiệm môn Luật của Trường thì đột nhiên lâm bệnh. Khi lên bệnh viện hầu thăm Hòa thượng, tôi được Hòa thượng ân cần nắm tay ủy thác phải tạm thời thay thế Hòa thượng hướng dẫn Tăng Ni cho đến hết chương trình, Thật là bỡ ngỡ, nhưng cũng vô cùng cảm động trước tấm lòng thương yêu, tin cậy của bậc Tôn sư khả kính, tôi chỉ còn biết cúi đầu vâng lệnh. Thế rồi, sau đó được Hòa thượng Hiệu trưởng chính thức mời phụ trách môn Luật cho trường. Chương trình dạy chủ yếu là dùng 2 bộ sách Yết Ma Yếu Chỉ và Tứ Phần Hiệp Chú do Hòa thượng Bổn sư (thượng TRÍ hạ THỦ) chủ trì biên soạn; một công trình khá công phu và nghiêm túc. Trong lúc tra cứu thêm về những chỗ dẫn chứng trong sách, đồng thời tham khảo ý kiến của Hòa thượng Đổng Minh – một vị được xem là đặc biệt quan tâm đến vấn đề Luật học – tôi được Hòa thượng  khuyến khích dịch bộ Luật Tăng Kỳ (trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 22, từ trang 227-549, mang ký hiệu N01425). Thế là cố gắng sắp xếp thì giờ, tôi bắt đầu phiên dịch từ ngày 29-1-1996, dịch đến đâu Hòa thượng đọc lại đến đó, đồng thời chịu khó cặm cụi sửa chũa những chỗ sai sót một cách tận tình. Việc làm đó quả thực là một nguồn động viên vô cùng quý giá.Ngoài ra, tôi còn được Hòa thượng Thích Trí Nghiêm, một bậc ân sư giới đức cao nghiêm, nhiệt tình cổ vũ.

Dịch từ một bản văn cách nay đã 15 thế kỷ, mà bản văn lại là dịch phẩm chứ không phải nguyên bản nên chẳng dễ dàng chút nào.nhưng may mắn là bản văn khá mạch lạc, nhất quán và tương đối khá sáng sủa, nên cũng ít khi gặp trở ngại. Bởi lẽ hai Đại sư Phật Đà  Bạt Đà La và Pháp Hiển không những linh thông Luật họcmà phương pháp làm việc cũng rất nghiêm túc và cẩn trọng.

Khi dịch, tôi đã cố gắng tối đa vận dụng ngôn ngữ hiện đại phổ thông và trong sáng để phô diễn, tuy vậy, khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, các thuật ngữ chuyên môn của Luật học mang  nhiều nội dung hàm sác, bắt buộc phải giữ nguyên phiên âm chứ không thể chuyển dịch. Ngoài ra, vì bối cảnh lịch sử, địa lý và văn hóa của Ấn Độ có nhiều điểm bất đồng đối với nước ta, do thế, về nhân danh, địa danh cũng như tên gọi của một số động vật, thực vật và y phục v.v… không có từ ngữ tương đương để phiên chuyển, nên đành để nguyên dạng phiên âm.

Bộ Luật này đcợ phiên dịch là nhằm mục đích dùng để tham khảo giảng dạy, đồng thời cũng là một món quà tinh thần bé nhỏ kính cẩn dâng lên  báo đáp phần nào công ơn pháp nhủ của các bậc ân sư trực tiếp cũng như gián tiếp. Và nếu nó may mắn được giới độc giả thể tất, thỉ có thể xem như là một sự đóng góp nhỏ nhoi vào công trình chuyển ngữ Tam Tạng Thánh giáo sang tiếng Việt, một sự nghiệp to lớn mà tất cả Tăng Ni Phật tử Việt Nam đang khát khao mong đợi.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn nữ Phật tử Thọ Huệ, Nguyên Hạnh đã hoàn thành xuất sắc công đoạn đánh máy vi tính; cảm ơn Thầy Giác Đồng, Sư Cô Từ Nghĩa và Nguyên Đoan tận tụy hoàng thành khâu vi tính sau cùng; cảm ơn Thầy Tâm Hạnh đã nhiệt tình lo việc in ấn bản thảo một cách chu đáo.

Xin hồi hướng tất cả công đức lên Tam bảo chứng minh, thành tâm nguyện cầu cho kho tàng Pháp Bảo được tồn tại miên trường trên cõi đới này.

         Thiền viện Vạn Hạnh, ngày 4 tháng 1, năm 2000

                              Người dịch kính cẩn ghi lại

                                     Thích Phước Sơn

MỤC LỤC

             QUYỂN THỨ NHẤT: GIỚI PHÁP CỦA TỲ KHEO, GIỚI BALADI

Giới : Dâm dục

             QUYỂN THỨ HAI: PHẦN CUỐI CỦA GIỚI DÂM Ô

Giới : Trộm cắp

            QUYỂN THỨ BA : PHẦN CÓN LẠI CỦA GIỚI TRỘM CẮP

            QUYỂN THỨ TƯ: GIỚI SÁT SINH

Giới: Sát sinh

Giới: Đại vọng ngữ

            QUYỀN THỨ NĂM : GIỚI TĂNG TÀN

Giới: Cố ý làm xuất tinh

Giới: Xúc chạm nữ nhân

            QUYỂN THỨ SÁU: PHẦN CÒN LẠI CỦA GIỚI TĂNG TÀN

Giới: Làm mai mối

Giơi: Làm nhà quá mức quy định

            QUYỂN THỨ BẢY: PHẦN CÒN LẠI CỦA GIỚI TĂNG TÀN (tt)

Giới: Xuyên tạc để hủy bán

Giới: Phà Tăng hòa hợp

            QUYỂN THỨ TÁM: GIỚI NI TÁT KỲ

Giới: Cất y dư quá hạn

Giới: Rời y mà ngủ

            QUYỄN THỪ CHÍN: PHẦN THỨ HAI CỦA PHÁP NI TÁT KỲ

Giói: Nhờ Ni không phải bà con giặt y

Giới: Xin y của người không phải bà con

            QUYỂN THỨ MƯỜI: PHẦN THỨ HAI CỦA PHÁP NI TÁT KỲ (tt)

Giới: Cấm vàng bạc, tiền, của

Giới : Buôn bán

Các sách khác thuộc Giới Luật

Tiểu Phẩm Tập 1
Tiểu Phẩm Tập 1
Tiểu Phẩm Tập 2
Tiểu Phẩm Tập 2
Tập Yếu - Tập 1
Tập Yếu - Tập 1
Tập Yếu - Tập 2
Tập Yếu - Tập 2
Đại Phẩm Tập 1
Đại Phẩm Tập 1
Đại Phẩm Tập 2
Đại Phẩm Tập 2
Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
Phân Tích Giới Tỳ Khưu – Tập 2
Phân Tích Giới Tỳ Khưu – Tập 2
Phân tích giới Tỳ Khưu tập 1
Phân tích giới Tỳ Khưu tập 1
Trình bày khái quát về tông Luật
Trình bày khái quát về tông Luật
Chơn lý-Luật nghi Khất sĩ
Chơn lý-Luật nghi Khất sĩ
Sự Tích Giới Luật
Sự Tích Giới Luật