LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
PHÁP SƯ THÁNH NGHIÊM
THÍCH TÂM TRÍ dịch
NXB PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI NGƯỜI DỊCH
Ngày nay trên khắp các châu lục người ta đều biết đến Phật giáo là tôn giáo được phát nguyên từ Ấn Độ. Duy có điều để hiểu quá trình hình thành, truyền bá và phát triển của Phật giáo như thế nào, thì phải nhờ cậy đến sử học.
Muốn hiểu lịch sử của một quốc gia, một tôn giáo v.v.. điều cần yếu là sự thật. Nhưng thế nào là sự thật? Nhất là sự thật của lịch sử. Bởi thường người ta hay đứng trên quan điểm nào đó để viết sử; nếu thiếu tinh thần khách quan và trách nhiệm sự thật của lịch sử cũng theo đó mà dị dạng!
Được biết người Ấn Độ thời ấy – thời Đức Phật tại thế - họ không quan tâm đến việc ghi chép các biến cố xảy ra của đất nước họ; đúng hơn, họ không có khái niệm về việc ghi chép lịch sử biên niên. Theo họ, những biến cố của biên niên sử chỉ là chuyện nhất thời mau chóng qua đi, và nó chẳng giúp được gì trong việc thiền quán tư duy và khổ tu để sớm giải thoát kiếp người vô thường giả tạm này, mục đích nhắm tới cũng là mối bận tâm của họ tìm về cội nguồn an tịnh của thế giới tâm linh. Đó là thể nhập với đại thể của Phạm thiên nơi cõi vĩnh hằng. Do đó, mà cả nghìn năm, lịch sử của đất nước Ấn Độ “cơ hồ như tờ giấy trắng”. Phật giáo Ấn Độ cũng trong xu hướng đó.
Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam , cố Hòa thượng Thích Thanh Kiểm có viết một cuốn Lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Nay chúng tôi dịch bộ sử này của pháp sư Thánh Nghiêm là nhằm cung cấp thêm nguồn sử liệu cho việc học tập và nghiên cứu của các vị Tăng, Ni sinh, va các giới độc giả . Đây là bộ Thông sử - sử mang tính phổ thông – chứ không chuyên khảo như cuốn The Historical Buddha của tiến sĩ người Đức, ông H.W Schumann. Và được Trần Phương Lan dịch với tựa Đức Phật Lịch Sử.
Nhận thấy pháp sư Thánh Nghiêm viết bộ Thông sử này với nguồn sử liệu hết sức phong phú, trong đó có những sự kiện mà bình thường không thể đọc đến được.
Sở dĩ chúng tôi dịch bộ sử này là nhờ sự cổ vũ và động viên của quý Đạo Lữ và bằng hữu sau khi đọc bản dịch Lịch Sử Phật Giáo Tây Tạng của chúng tôi. Chúng tôi cũng được anh Thanh Nguyên – một người chuyên ấn loát kinh sách – đề nghị là nên tiếp tục dịch trọn bộ Thông sử của pháp sư Thánh Nghiêm. Bộ Thông sử này gồm 4 quyển: Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Lịch Sử Phật giáo Trung Quốc Khái Thuyết, Lịch Sử Phật Giáo Tây Tạng, Lịch sử Phật Giáo Nhật Bản – Hàn Quốc. Theo anh “ngài Thánh Nghiêm là một học giả lớn của Phật giáo Trung Hoa, nên bộ sử do ngài viết chắc chắn là có giá trị nhất định của nó”.
Sau cùng, xin thưa là bản thân chúng tôi tuy có học chữ Hán, nhưng không phải là dịch giả chuyên nghiệp. Do đó, không sao tránh khỏi sai sót, kính mong quý vị thức giả niệm tình chỉ giáo.
Viết tại chùa An Dưỡng
Thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái
TP, Nha Trang
Mùa Phật Đản – 2552.
Tâm Trí cẩn chí
Mục lục
Lời người dịch
Lời người biên tập
Chương I: Nguồn gốc
Tiết:
1. Ấn Độ và dân chúng
2. Tôn giáo ở Ấn Độ
3. Triết học Ấn Độ
Chương II: Thích Ca Thế Tôn
Tiết:
1. Bối cảnh thời đại đức Thích Tôn
2. Sự Giáng sinh và thành đạo của đức Thích Tôn
3. Chuyển pháp luân
4. Sự hành hóa của đức Thích Tôn và giáo đoàn La Hán đệ tử
Chương III: Nguyên thỉ Phật gió và Tam tạng thánh điển
Tiết:
1. Phật giáo nguyên thi
2. Cuộc kết tập tại thành vương xá
3. Cuộc kết tập tại thành Tỳ Xá Ly
4. Thánh điển thời sơ kỳ
Chương IV: Vua A Dục và Đại Thiên
Tiết:
1. cộng sự của vua A Dục
2. Bộ phái Phật giáo và Đại Thiên
Chương VI: Sự phân chia bộ phái Phật giáo
Tiết:
1. Phân hệ và phân phái
2. Tư tưởng bộ phái
Chương VII: Giáo nghĩa của Đại Chúng Bộ và Hữu Bộ
Tiết:
1. Hai bộ phái căn bản
2. Sự phát đạt của A Tỳ Đạt Ma
3. Lược thuật khái quát luận Cư Xá
Chương VIII: Nghệ thuật Phật giáo Vương Triều vua A Dục và sau đó
Tiết:
1. sự hưng suy của vương triều
2. Phật giáo với vua Ca Nhị Sắc Ca
3. Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ
Chương VIII: Thời kỳ đầu của Phật giáo Đại thừa
Tiết:
1. Căn nguyên của Đại thừa Phật giáo
2. Sự hưng khỏi của Đại thừa thời sơ kỳ
3. Kinh điển Đại thừa sau Long Thọ
Chương IX: Phật giáo Đại thừa hễ Long Thọ và kinh điển của hệ về sau
Tiết:
1. Bồ Tát Long Thọ
2. Bồ Tát Thế Thân
3. Các Luận sư sau Thế Thân
Chương X: Phật giáo Đại thừa hệ Vô Trước
Tiết:
1. Bồ tát Vô trước
2. Bồ tát Thế Thân
3. Các Luận sư sau Thế Thân
Chương XI: Vương triều Cấp Đa và Phật giáo sau vương triều này
Tiết:
1. Phật giáo dưới thời vương triều Cấp Đa
2. Phật giáo với vương triều Phạt Đàn Na
3. Sự giao thiệp giữa Phật giáo với ngoại đạo
Chương XII: Từ thời Mật giáo thịnh hành đến Phật giáo hiện đại
Tiết:
1. Uyên nguyên của Mật giáo
2. Sự hưng vong của Mật giáo
3. Phật giáo Ấn Độ thời cận đại