PHẠM HỮU DUNG
Soạn dịch và chú giải
NHỮNG CÂU HỎI CỦA VUA MILINDA
MILINDAPANHA
NHẬP ĐỀ
Những câu hỏi của vua Milinda (1)
Milindapanha – là cuốn tập ghi chép những đối thoại vấn đáp về giáo lý Phật giáo giữa vua Milinda và đại đức Na-tiên (2).
Milinda là một vị tướng Hy-lạp , theo lệnh vua Démétrios, sang xâm chiếm miến bắc xứ Ấn vào hậu bán thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Sau lên ngôi vua và đóng đô ở Sagala (3), ngài trì vì miền Bắc xứ Ấn trong mười ba năm (163-150). Theo truyền thuyết , Milinda có thân phụ là người Hy-lạp và thân mẫu là người Ấn. Ngài xuất thân tại làng Kalasi (Kàpisì) (q3, 34) thuộc vùng Alexandrie-sous-Caucase, cách Sagala lối hai trăm do-tuần (yojana) (4), nhưng tài liệu hán lại cho biết vua Milinda sinh tại làng Alisan (Alasanda) ở bờ biển phía đông Hy-lạp, cách Sagala hai nghìn do-tuần và thuộc Alexandrie Ai-cập.
Vua Milinda rất có cảm tình với Phật giáo. Ngài hay thường thỉnh các tăng sĩ tới đàm thoại về giáo lý. Là một vị vua thông minh lỗi lạc, nên những câu hỏi của ngài lắm lúc rất sâu sắc và khúc mắc, làm cho nhiều tăng sĩ không giải thích nổi. Mãi đến khi gặp được đại đức Na-tiên là một cao tăng, học rộng, uyên bác mới trả lời và giải thích được tất cả những thắc mắc cho nhà vua.
Các câu hỏi của vua Milinda và các giải đáp của đại đức Na-tiên đã được ghi chép lại thành sách trong thế kỷ đầu của Công nguyên. Theo các tài liệu để lại, thoạt tiên sách được viết bằng một thổ ngữ miền tây-bắc Ấn (pràkrit) với tư tưởng của giáo lý Nhất-thiết-hữu-bộ (Sarastivada). Sau được viết lại bằng pali ngữ và đã có nhiều sửa đổi, nhất là bộ sách viết bởi các nhà sư Tích-lan (Sri Lanka). Bộ này gồm có bảy quyển nhưng chỉ ba quyển đầu có thể coi là sát bản chính, còn bốn quyển sau đã được thêm vào trong những thế kỷ sau thế kỷ V và soạn theo giáo lý Thượng-tọa-bộ (Sthaviravada) của họ, tức là Phật giáo nguyên-thủy (Theravada) ngày nay (5).
Sách Milindapanha được dịch ra hán ngữ ba lần trong những thế kỷ III,IV,V có thể là từ nguyên bản thổ ngữ tây-bắc Ấn (vì dịch trước khi bị sửa đổi bởi các tăng sĩ Tích lan và chỉ có ba quyển). Bản dịch thứ hai coi sách này như một kinh nên đổi tên là Na-tiên tỳ kheo kinh.
Các tác giả viết sách và dịch sách đều vô danh, không để tên lại.
Cuộc đối thoại này không thấy nói trong lịch sử hy-lạp, người ta chỉ biết được là vua Milinda rất có cảm tình với Phật giáo. Còn về đại đức Na-tiên ngoài cuốn vấn đáp này (không phải ngài viết), ngài không để lại một di tích nào về đạo luận hay văn thơ cả. Một nhà phật-học đã tự hỏi Na-tiên có phải là một nhân vật lịch sử không?
Milindapanha nguyên bản pali Tích-lan được in lại bởi V. Trenckner năm 1880 (6). T.W. Rhys Davids dịch toàn bộ bảy quyển ra anh ngữ trong những năm 1890-1894, và Louis Finot dịch ba quyển đầu ra pháp ngữ năm 1923.
Dựa lên các tài liệu anh và pháp trên, chúng tôi dịch ra Việt ngữ ba quyển đầu này mà đa số các Phật học gia cho là gần bản chính, mặc dù ngay trong mấy quyển này cũng đã có những câu hỏi và trả lời ở một mức độ thấp kém, có thể nói là ngô nghê, đối với trình độ trí thức của hai nhân vật trong chuyện, như các đoạn vấn đáp về Lửa địa ngục (q3,22), Xương dài hơn một trăm do-tuần (q3,39), v.v…Những đoạn này có thể là đã được thêm vào.
Sách được viết và dịch đã từ lâu năm, lời văn nhiều chỗ không còn hợp với thời đại thành ra khó hiểu nên đôi khi chúng tôi phải thay đổi cấu trúc của câu văn hoặc đơn giản những đoạn phức tạp, lủng củng cho độc giả đọc được lưu loát, trôi chảy, dễ thấy ý tưởng căn bản.
Quyển một của Những câu hỏi của vua Milinda nói về tiền sử và tiền kiếp của hai nhân vật. Hai vị đã tu học từ vô lượng kiếp, đã thành những “người trời”, nay giáng sinh xuống trần để giảng giải giáo lý vi diệu của đức Thế Tôn bằng cách đặt những câu hỏi v2 trả lời. Quyển hai giảng giải về giáo lý, về bản chất con người, về luân hồi, nghiệp báo, nhân quả, tái sinh, niết bàn, la hán, đức Phật, v.v…Những điểm thắc mắc chính của vua Milinda là vấn đề tái sinh và nghiệp báo của con người , ngài hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Vua còn muốn biết về sự tu hành của cư sĩ, cũng như của tăng sĩ, “tại sao lại phải xuất gia mới đạt được đạo?” Ngài đã hỏi câu này với thượng tọa Ayupala nhưng không thỏa mãn về câu trả lời, ngài lập lại câu hỏi với đại đức Na-tiên và được biết xuất gia là một phương tiện chắc chắn và nhanh nhất để đạt tới giải thoát. Quyển ba giải đáp những thắc mắc cho vua, nhiều câu không liên hệ tới đạo pháp.
Quyển VII bộ pali Tích-lan nói sau khi đàm thoại với đại đức Na-tiên, vua Milinda xin quy y Phật, rồi ngài truyền ngôi cho con và xuất gia, chứng được quả a-la-hán (7). Như vậy có phần mâu thuẫn với đoạn Chung kết ở quyển III (q3,46), vua Milinda có nói với đại đức Na-tiên là ngài không thể xuất gia được vì ngài còn có nhiều thù địch. Lịch sử hy-lạp cũng không nói đến hiện tượng xuất gia này của vua Milinda.
Dầu sao tập Những câu hỏi của vua Milinda là một tác phẩm có giá trị, nó cho ta những giải thích rõ ràng về giáo lý căn bản của đạo Phật bằng những thí dụ cụ thể dễ hiểu. Các ngài Phật-Âm (Buddhaghosa) và Thế-Thân (Vasubandhu) thường dẫn sách này trong tác phẩm của các ngài. Nhiều môn phái tiểu thừa đã coi sách này như một kinh và sắp và kinh tạng của họ.
Phạm Hữu Dung
Paris 1995
MỤC LỤC
Nhập đề
Quyển Một : Tiền sử
1. Kinh thành Sagala
2. Tiền kiếp
3. Vua Milinda
4. Mahàsena chịu đầu thai làm người
5. Rohana bị trừng phạt
6. Sinh trưởng và giáo dục của Na-tiên
7. Na-tiên quy y Phật
8. Na-tiên gặp Assagutta
9. Lên đường đi Hoa Thị
10 Lên đường đi Sagala
11 Vua Milinda tìm gặp Na-tiên
Quyển Hai : Các đặc tính
1. Con người không thực có
2. Con số
3. Cách thảo luận
4. Nhanh trí
5. Chuẩn bị hội kiến
6. Mục đích của người tu hành
7. Tái sinh
8. Phương tiện giải thoát
9. Tập trung tư tưởng và Trí tuệ
10 Đức hạnh
11 Đức tin
12 Tinh tiến
13 Niệm
14 Định
15 Trí tuệ
16 Thiện pháp khác nhau cho cùng một kết quả
17 Tái sinh biến diễn liên tục
18 Biết trước là không tái sinh nữa
19 Trí tuệ và lầm lạc
20 Cảm giác đau khổ
21 Các cảm giác khác nhau
22 Tái sinh của Danh-Sắc
23 Lời trách
24 Danh và Sắc
25 Khoảng thời gian là gì?
26 Nguồn gốc của thời gian
27 Khởi điểm
28 Các cấu tạo phát sinh
29 Cấu tạo không sinh ra từ hư vô
30 Không có linh hồn
31 Phát sinh của Nhãn thức và ý thức
32 Đặc tính của xúc
33 Đặc tính của Thụ
34 Đặc tính của Tưởng
35 Đặc tính của Tâm ý
36 Đặc tính của Thức
37 Đặc tính của Tư duy
38 Đặc tính của Suy xét (Trạch)
39 Các Thức không thể phân tách được
40 Muối
Quyển Ba : Giải thích những thắc mắc
1. Mỗi căn một nghiệp riêng
2. Nguyên nhân của bất bình đẳng
3. Việc làm hiện tại, quả ở kiếp sau
4. Lửa địa ngục
5 Nước được chống đỡ bởi không khí
6. Niết-bàn là tịch diệt
7. Ai chứng được Niết-bàn
8. Làm sao biết được Niết-bàn là an vui
9. Đức Phật có thực không?
10 Đức Phật là vô thượng
11 Chứng minh sự vô thượng này
12 Pháp
13 Tái sinh không di truyền
14 Linh hồn có thực không?
15 Lỗi lầm không xáo bỏ khi tái sinh
16 Nghiệp nằm ở đâu?
17 Biết được sẽ tái sinh không?
18 Đức Phật ở đâu?
19 Tại sao các tăng thường chăm sóc thân thể?
20 Giới luật áp dụng khác nhau
21 Tại sao Đức Phật không giống phụ mẫu?
22 Trọi chữ
23 Đức Phật có thụ giới không?
24 hai loại nước mắt
25 Kẻ mê , người ngộ
26 Tuệ nương tựa ở đâu?
27 Luân hồi
28 Trí nhớ
29 Trí nhớ tự phát và trí nhớ gây ra
30 Mười bảy cách nhớ
31 Nhân nhỏ, quả lớn
32 Mục đích của đời sống tu hành
33 Khoảng cách giữa trái đất và Phạm giới
34 Tái sinh biến diễn đồng thời
35 Giác phần
36 Việc lành, việc dữ
37 Hữu ý, vô ý
38 Mang thân ra khỏi thế gian
39 Có xương nào dài tới một trăm do tuần không?
40 Ngừng hơi thở
41 Tại sao biển lại gọi là biển?
42 Tại sao nước biển lại mặn?
43 Trí tuệ giải thích các pháp
44 Thức, Tuệ, Linh hồn
45 Phân biệt các pháp
46 Chung kết
Chú giải
Ngũ Phúc Lâm Môn
|
Quy y Tam Bảo
|