Tìm Sách

Giảng Luận >> Phật Học Tinh Yếu - Thiên thứ nhất


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Học Tinh Yếu - Thiên thứ nhất
  • Tác giả : Thích Thiền Tâm
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 415
  • Nhà xuất bản : Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh
  • Năm xuất bản : 1992
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000003274
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT HỌC TINH YẾU

Thiên thứ nhất

THÍCH THIỀN TÂM

THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP.HCM ẤN HÀNH: PL 2536 -1992

 

ĐÔI LỜI PHI LỘ

Ba tạng kinh điển của Phật giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn quyển. Trong ấy, những Kim ngôn của đấng Điều Ngự và huyền nghĩa của chư Tổ, hảm ẩn Đạo lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật pháp bao la, hay lên đỉnh non thánh giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn khôn nhất lãm, phải phí nhiều thời giờ và tâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít ai làm nổi. Vì lẽ ấy, đã từ lâu bút giả có ý muốn gom góp phần tinh yếu của thánh giáo viết ra thành tập, để giúp những vị mến đạo màu của Đức Thế Tôn, có sự hiểu biết khái quát về Pháp Phật. Và ý định này đã được thực hiện từ năm 1963, nhân lúc sắp sửa ra đảm nhận trường Phật học Huệ Nghiêm.

Nội dung của toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU sau đây gồm nhiều thiên, mỗi thiên phân thành nhiều chương, và mỗi chương bao hàm nhiều mục. Đó là hệ thống phân biệt để duyệt giả dễ ghi nhận. Điều đáng chú ý là phần trích dẫn những Kinh Luận trong đây, nghĩa lý  nó không có tánh cách nhất định. Tại sao thế?  Bởi giáo pháp của thánh nhân nói ra điều tùy thời tùy cơ để dắt dìu, phá chấp. Có thể một lời thuyết giáo đối với căn cơ  này thích hợp nhưng với căn cơ khác không thích hợp, với thời gian trước tiện nghi, song với  thời này không tiện nghi. Cho nên một vị tôn túc đã bảo: “Y theo Kinh giải nghĩa là oan cho chư Phật ba đời, nhưng lìa Kinh một chữ tức đồng với ma thuyết”. Vậy chỗ thu thập của người khéo học Phật là không chấp Kinh, không bỏ Kinh, như người đời đã bảo: “Khôn chết, dại cũng chết,duy biết mới sống”. Và người khéo học Phật cũng đùng chấp lý bỏ sự, hay chỉ theo sự quên phần lý. Về việc được ý quên lời này, duy mỗi người tự thể hội, không thể nói hết được.

Trần chẳng tương quan, bể cả nương dâu mặc thay đổi. Lòng người sở đắc, thông xanh mây trắng tự vui nhàn”. Xin mượn hai câu này  để chúc sự thành tựu của duyệt giả sau khi đọc xong toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU.

                                             Ngày 12.8.1965

                            TỲ KHUU THIỀN TÂM, TỰ LIÊN DU

 

 MỤC LỤC

·        Đôi lời phi lộ

Chương nhứt          Xã hội Ấn Độ trước khi Phật ra đời

Chương hai            Nền học thuyết Ấn Độ trước Phật Pháp

Chương ba              Dòng dõi Đức Phật

Chương bốn            Đức Thích Tôn trước khi thành đạo

Chương năm           Đức Thích Tôn sau khi thành đạo

Chương sáu             Bốn kỳ kiết tập

Chương bảy            Kinh điển đạo Phật

Chương tám            Sự phân phái của đạo Phật

Chương chín           Giáo nghĩa của bộ phái

Chương mười         Tiểu thừa và Đại thừa

Chương mười một   Sự phát triền của Tiểu thừa

Chương mười hai    Sự phát triền của Đại thừa

Xem Phật  Học tinh yếu thiên thứ hai & ba

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Đại cương Câu Xá Luận
Đại cương Câu Xá Luận
Luận giải thi tụng mười bức tranh chăn trâu
Luận giải thi tụng mười bức tranh chăn trâu
Kinh Viên Giác luận giảng
Kinh Viên Giác luận giảng
Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải
Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải
Có trí tuệ là biết như thật về ...
Có trí tuệ là biết như thật về ...
Luận Đại Thừa Khởi Tín
Luận Đại Thừa Khởi Tín
Phật Học nhập môn
Phật Học nhập môn
Những đặc điểm của đức Phật
Những đặc điểm của đức Phật
Những bí mật của Tâm
Những bí mật của Tâm
Bách Pháp Phật Môn
Bách Pháp Phật Môn
Sứ mệnh của đạo Phật
Sứ mệnh của đạo Phật
Tâm hạnh người xuất gia
Tâm hạnh người xuất gia