Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Bô Tăng Chi tập I


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Bô Tăng Chi tập I
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Minh Châu
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 691
  • Nhà xuất bản : Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam cơ sở II
  • Năm xuất bản : 1988
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000001905
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 KINH BỘ TĂNG CHI  (TẬP 1)

Anguttara Nikaya

TỲ KHEO THÍCH MINH CHÂU dịch

TRƯỜNG CAO CẤP PHẬT HỌC VN cơ sở II ẤN HÀNH

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tập Anguttara Nikaya: Kinh Bộ Tăng Chi là bộ thứ tư trong năm Bộ thuộc Kinh tạng Pali: Digha Nikaya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikaya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikaya (Kinh Bộ Tương Ưng), Anguttara Nikaya (Kinh Bộ Tăng Chi) và Khuddaka Nikaya (Kinh Tiều Bộ) đã được dịch xong, chỉ thiếu một vài Kinh ở Kinh Tiểu bộ.

Kinh Bộ Tăng Chi  là một bộ kinh được phân loại theo pháp sớ, từ Kinh một pháp lên  đến Kinh 11 pháp, cứ mỗi chương tăng thêm một pháp cho đến số 11 pháp. Trong kỳ tái bản này, được chia thành ba tập, Tập 1, từ chương 1 pháp đến chương 4 pháp. Tập II từ chương 5 pháp đến chương 7 pháp , và Tập III từ chương 8 pháp đến 11 pháp, mỗi tập trên dưới 600 trang/

Chương I gốm có 21 phẩm. Chương II gốm có 17 phẩm

Chương III gồm có 16 phẩm. Chương IV gốm có 28 phẩm

Tổng cộng 1 tập có 82 phẩm

Chương V có 26 phẩm. Chương VI có 12 phẩm. Chương VII có 9 phẩm.

Tổng cộng tập II có 47 phẩm

Chương VIII có 10 phẩm. Chương IX có 10 phẩm. Chương X có 22 phẩm. Chương XI có 3 phẫm

Tổng cộng tập III có 45 phẩm

Như vậy kinh Bộ Tăng Chi có tất cả 174 phẩm, với tổng số là 2308 Kinh, nhưng con số này không được chính xác, vì số kinh không được phân định rõ ràng.

Đây là bộ Kinh phân loại theo con số, từ 1 đến 11, và như vậy muốn tìm Bảy giác chi  thì tìm chương 7 pháp. Muốn tìm Tám chánh đạo thì tìm chương 8 pháp. Do vậy rất dễ tìm kiếm đối với các pháp có số rõ ràng. Nhưng riêng với  các pháp không có pháp số rõ ràng thì phải tìm theo từng phẩm, và với một kinh bộ có đến 174 phẩm thì tìm kiếm theo đề tài không phải là một sự dễ dàng. Nội dung của Kinh này là quá phong phú, mọi vấn đề đã được nói đến trong các kinh như Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Bộ Tương Ưng, Kinh Tiểu Bộ đều được Kinh Bộ Tăng Chi đề cập đến, và nhiều khi có nhiều chi tiết hơn, và chính giá trị của Kinh Bộ Tăng Chi là ở điểm này.Trong Kinh Trường Bộ có hai Kinh cuối: Kinh Phúng tụng số 33, và Kinh Thập Thượng số 34, đều do tôn giả Sariputta thuyêt , được trình bày theo pháp số, từ 1 đến 10, vừa tóm tắt những pháp  căn bản do Đức Phật thuyết để khỏi sự tranh cải về sau, vừa sử dụng như những bài Kinh Toát Yếu  để các vị Tỳ-kheo học thuộc lòng. Tác dụng của Kinh Bộ Tăng Chi cũng giống như hai Kinh ấy, có khác là Kinh Bộ Tăng Chi đề cập đến nhiều pháp hơn và giải thích nhiều chi tiết hơn, vượt khỏi tầm vóc của một bài kinh Toát yếu.

Kinh Bộ Tăng Chi tiếng Pali còn có bộ Sanskrit tương đương là bộ Ekottaragama được Ngài Sanghadeva (Tăng già đề bà) dịch ra chữ Hán với nhan đề Kinh Tăng Nhất A Hàm,

Tái bản kỳ này, chúng tôi đổi thành Kinh Bộ Tăng Chi cho thich hợp  với tiếng Việt hơn.

Chúng tôi xin cảm ơn Sở Văn Hóa Thông tin , Ban Điều vận, Ban Giám hiệu Trường Cao Cấp Phật Học VN, cơ sở II, TT. Thích Thiện Châu, Bà Hoàng Xuân Hãn, một số Việt kiếu ở Pháp và Đức và một số Phật tử trong nước đã ủng hộ và giúp đỡ cho Kinh này được in lần thứ 2.

                                           TP.HCM ngày 15.4.1987

                                         Tỳ-kheo Thích Minh Châu

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

CHƯƠNG I : MỘT PHÁP

PHẨM SẮC

PHẨM ĐOẠN THIÊN CÁI

PHẨM KHÓ SỬ DỤNG

PHẨM KHÔNG ĐIỀU PHỤC

PHẨM ĐẶT HƯỚNG VÀ TRONG SÁNG

PHẨM BÚNG NGÓN TAY

PHẨM TINH TẤN

PHẨM LÀM BẠN VỚI THIỆN

PHẨM PHÓNG DẬT

PHẨM THI PHÁP 1& 2

PHẨM THỨ MƯỜI MỘT

PHẨM VÔ PHẠM

PHẨM MỘT NGƯỜI

PHẨM NGƯỜI TỐI THẮNG

PHẨM KHÔNG THỀ CÓ ĐƯỢC

PHẨM MỘT PHÁP

PHẨM CHỦNG TỬ

PHẨM MAKKHALI

PHẨM KHÔNG PHÓNG DẬT

PHẨM THIỀN ĐỊNH

CHƯƠNG II : HAI PHÁP

PHẨM HÌNH PHẠT

PHẨM TRANH LUẬN

PHẨM NGƯỜI NGU

PHẨM TÂM THĂNG BẰNG

PHẨM HỘI CHÚNG

PHẨM NGƯỜI

PHẨM LẠC

PHẨM TƯỚNG

PHẦM CÁC PHÁP

PHẨM KẺ NGU

PHẦM CÁC HY VỌNG

PHẨM HY CẤU

PHẦM BỐ THÍ

PHẨM ĐÓN CHÀO

PHẨM NHẬP ĐỊNH

PHẨN PHẨN NỘ

PHẨM THỨ MƯỜI BẢY

CHƯƠNG III : BA PHÁP

PHẨM NGƯỜI NGU

PHẨM NGƯỜI ĐÓNG XE

PHẨM NGƯỜI

PHẨM SỨ GIẢ CỦA TRỜI

PHẨM NHỎ

PHẨM CÁC BÀ –LA MÔN

PHẨM LỚN

PHẨM ANANDA

PHẨM SA MÔN

PHẨM HẠT MUỐI

PHẨM CHÁNH GIÁC

PHẨM ĐỌA XỨ

PHẦM KUSINARA

PHẨM KẺ CHIẾN SĨ

PHẨM CÁT TƯỜNG

PHẨM LÕA THỂ

CHƯƠNG IV:  BỐN PHÁP

PHẨM BHANDAGAMA

PHẨM HÀNH

PHẨM URUVELA

PHẨM BÁNH XE

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh
Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh
Địa Tạng sám
Địa Tạng sám
Kinh Nhân Quả Sám Pháp
Kinh Nhân Quả Sám Pháp
Phật Giáo Thánh Điển
Phật Giáo Thánh Điển
Thanh Tịnh Đạo
Thanh Tịnh Đạo
Chuẩn Đề Phật Mẫu Đà La Ni Kinh
Chuẩn Đề Phật Mẫu Đà La Ni Kinh
Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni kinh
Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni kinh
Kim Cang chư gia
Kim Cang chư gia
kinh Tam Bảo Thông Dụng
kinh Tam Bảo Thông Dụng
Kinh Tứ Thập Nhị Chương
Kinh Tứ Thập Nhị Chương
DHAMMAPADA Kinh Pháp Cú (Phân tích từ ngữ Pāli)
DHAMMAPADA Kinh Pháp Cú (Phân tích từ ngữ Pāli)
Kinh Đà La Ni Xuất Tượng
Kinh Đà La Ni Xuất Tượng