PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI ĐÔNG NAM Á
TRẦN QUAN THUẬN
NXB TÔN GIÁO
LỜI NÓI ĐẦU
Nhìn vào bản đồ Đông nam Á, ta thấy rời rạc, đứt đoạn, nhưng nếu đi sâu vào ta sẽ thấy giây liên hệ khắng khít chằng chịt nhau. Tôn giáo lịch sử, chính trị khiến cho những dân tộc Đông Nam Á khác biệt, nhưng vị thế, khí hậu và sắc diện văn hóa lại có những điểm tương đồng.
Về khí hậu, những nước Đông Nam Á thuộc vùng nhiệt đới. Gió nam, gió nồm tạo thành hai mùa rõ rệt, mùa tạnh ráo và mùa mưa rào. Gió nam giúp giao thông và thương mãi hàng hải phát triển. Gần xích đạo, gió nam ít ảnh hưởng nên mưa quanh năm, khiến núi rừng rậm rạp như tại Sumatra và Borneo, trong khi đó tại miền đông Nam Dương, mùa khô ráo quá lâu khiến cho việc canh tác ruộng lúa khó khăn.
Đông Nam Á có thể tạm chia thành hai vùng, vùng lục địa và vùng duyên hải. Vùng lục địa là một thành phần của lục địa châu Á, vùng duyên hải trải dài từ đến những hòn đảo từ Thái Bình Dương đến Úc Đại Lợi, vùng lục địa gồm Việt Nam. Cao Miên, Lào, Thái Lan và Miến Điện. Vùng duyên hải gồm Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã lai, Singapore và Brunei Darusalam. Mặc dù Tây Mã Lai là một hòn đảo, nối liền lục địa, nhưng trên phương diện tôn giáo , ngôn ngữ, và lịch sử. Mã Lai liên hệ mật thiết với những hòn đảo lân cận. Trên bình diện lịch sử các quốc gia vùng lục địa chuyên về nông nghiệp, các quốc gia vùng duyên hải sống nhờ buôn bán với nước ngoài, Phật giáo la tôn giáo chính tại vùng lục địa, trong khi đó Hồi giáo ngự trị vùng duyên hải Đông Nam Á.
Đông Nam á chiếm gần 2 triệu miles vuông đất, 4 triệu rưỡi miles vuông biển, rộng hơn châu Âu hay Hoa Kỳ, với trên 4 trăm triệu dân, gần 10% tổng số dân trên toàn thế giới, nói nhiều thứ tiếng: mã lai dùng 4 ngôn ngữ chính, Phi Luật Tân có 77 ngôn ngữ khác nhau.
Mưa và nguồn nước ảnh hưởng nếp sống của các sắc dân Đông Nam Á , những con sông lớn như Irrawaddy, Salween tại Miến Điện, Chao Phraya tại Thái Lan, sông Hồng tại Bắc Việt Nam và con sông MeKong phát nguồn từ Tây Tạng chảy qua Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cao miên, đổ ra Biển Nam Hải. Những con sông này là mạng mạch của Đông Nam Á lục địa và những dãy núi cao, dài phân cách của các quốc gia Đông nam Á thành những vùng văn hóa đặc biệt, ngôn ngữ khác nhau như tiếng VN, Khmer, thái và Miến Điện.
Phụ nữ trong các quốc gia Đông Nam Á có địa vị cao, có quyền thừa hưởng gia tài, đôi khi trở thành lãnh đạo quốc gia trước khi Hồi giáo và Cơ Đốc giáo truyền đến. hệ thống gia tộc, bà con họ mẹ ngang hàng với bà con họ cha, khác với Trung Quốc xem họ cha là trên hết.
Đông Nam Á nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đoạn đường quan trọng trong thương mãi quốc tế, nên chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh Hoa, Ấn. Những tôn giáo lớn trên thế giới đều hành hoạt tại Đông Nam Á. Phật giáo Nam Tông là tôn giáo chính tại Đông Nam Á lục địa. Hồi giáo tại bán đảo Mã Lai và quần đảo Nam Dương, Phi Luật Tân Cơ Đốc, Bali còn duy trì được Ấn Độ giáo, các dân tộc thiểu số sống tại cao nguyên thờ cúng ông bà hay theo đạo Cơ Đốc…
Chúng tôi xin chân thành đội ơn chư Tôn Đức Tăng Ni đã cổ võ tinh thần , giúp đỡ phương tiện ấn loát và phát hành. Tập Phật giáo Nam Tông tại Đông Nam Á này được ra đời là nhờ sự cổ võ và tích cực yểm trợ tài chính của Hòa thượng Thích Hộ Giác (tại Hoa Kỳ).
Cầu nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ Pháp luân thường chuyển. Ngưỡng mong thế giới thanh bình , chúng sinh an lạc.
Mùa Vu lan, năm 2006
TRẦN QUANG THUẬN
MỤC LỤC
Mục lục
Lời mờ đầu
CHƯƠNG I NGUỒN TÀI LIỆU
CHƯƠNG II PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ: TRUYỀN THỪA - PHÁT TRIỂN –SUY THOÁI
CHƯƠNG III PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI TÍCH LAN VÀ CÁC NƯỚC THẾ KỶ 11
CHƯƠNG IV LIÊN HỆ CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO GIỮA TÍCH LAN VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á, ĐẶC BIỆT VỚI MIẾN ĐIỆN
CHƯƠNG V LIÊN HỆ TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA GIỮA TÍCH LAN VÀ XIÊM LA
CHƯƠNG VI LIÊN HỆ TÔN GIÁO GIỮA TÍCH LAN VỚI CAO MIÊN VÀ LÀO
CHƯƠNG VII PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG VIII PHẬT GIÁO NAM TÔNG THẾ KỶ 21
CHỮ VIẾT TẮT GHI TRONG TÁC PHẨM
THƯ MỤC NGUỒN TÀI LIỆU CHÍNH
NGUỒN TÀI LIỆU PHỤ
BÁT CHÁNH ĐẠO Con đường đến hạnh phúc
|
Cẩm nang viết Khảo luận Luận văn Luận Án
|
Đức Phật và Phật Pháp
|