HƯƠNG THIỀN NGÀN NĂM
THƠ VĂN THIỀN SƯ LÝ-TRẦN
TRẦN QUÊ HƯƠNG chuyển thơ (687 trang)
NXB TỔNG HỢP TP HCM
LỜI GIỚI THIỆU
Đất nước ta có lịch sử hơn 4000 năm, trong đó Phật giáo đã hiện hữu, gắn bó đồng cam cộng khổ với dân tộc cũng đã 2000 năm, trải qua nhiều phát triển thăng trầm.
Nhìn lại chiều dài lịch sử đó, chúng ta thấy rằng thời đại Lý Trần là một giai đoạn lịch sử đặc biệt với sự phát triển rực rỡ về tư tưởng, để lại nhiều thành tựu trên mọi phương diện đời sống của đất nước cũng như Phật giáo.
Ở thời đại ấy, chúng ta có những vị vua đồng thời là thiền sư. Nơi những nhà lãnh đạo như Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…đã kết tinh một tư tưởng, vùa là cơ sở lý thuyết, vùa là thực tiễn hành động, lại vừa la nền tảng giáo dục vững chắc.
Mỗi khi con người thấy được khả năng tánh giác, có định lực sâu thì chính con người đó có một sức mạnh vô song. Sức mạnh ấy đến từ sự tự tin, sự tỉnh táo, tâm độ lượng, thái độ bình tĩnh, ung dung trước mọi nguy khốn và đ8iều quan trọng là lòng không chấp thủ, không vướng mắc vào thành- bại, được-mất…
Nhà vau lãnh đạo toàn dân trong cuộc chiến chống quân xâm lăng, chiến thắng đế quốc Nguyên Mông làm nên những trang sử vẻ vang. Cũng chính vị vua ấy, cũng chính vị vua ấy, lúc nền độc lập hòa bình được thiết lập, không thụ hưởng vinh quang, ngủ quên trong chiến thắng mà lại chuyên tâm tu tập, thường tỉnh giác, sớm nhường quyền lãnh đạo lại cho thế hệ trẻ, khuyến khích dân chúng phá bỏ các dâm từ, sống theo năm giới, mười thiện nghiệp, tạo dựng những giá trị sống làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
Điều đáng tiếc là với chính sách hủy diệt văn hóa tàn bạo của quân Minh xâm lăng, chúng ta phải mất hầu hết di sản của tiền nhân, đặc biệt là các di sản văn tự.
May mắn thay, một số rất nhỏ di sản ấy vẫn được giữ gìn qua nhiều thời đại. Dù thật ít ỏi, nhưng qua các sáng tác văn học thời Lý, Trần được bảo lưu cho đến hôm nay, chúng ta cũng có thể hình dung lại tư tưởng – cội nguồn mọi ứng xử của cha ông ta xưa, khả dĩ lời thắc mắc như Lê Quát đã từng tự vấn: “Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người sao mà được người tin theo sâu bền như thế! Trên từ vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật dù hết tiền của cũng không sên tiếc…Cho nên trong tự kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho đến thôn cùng ngõ hẻm, không phát ra lệnh mà tuân theo, không phải bắt thề mà giữ đúng”.
ở thời đại ấy, nói như Hòa thượng Thích Thanh Từ: “Lấy Thi8en62 tông làm chỗ dựa để dung hợp Khổng, lão vào một nhà”. “Chỗ dựa” cho sự dung hợp thì chắc chắn nó phải vững vàng. Để biết sự vững vàng. Để biết sự vững vàng, khả năng dung thông, nội lực đó không gi khác hơn là tìm hiểu qua sáng tác văn học của các tác gia thời kỳ này.
Từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên cứu, chuyển dịch về thơ văn thời Lý Trần, nhưng chưa có một tác giả nào tự thân dịch tương đối đầy đủ, đặc biệt là chuyển toàn bộ các sáng tác văn học của các thiền sư thời Lý, Trần sang thể lục bát của dân tộc như nhà thơ Trần Quê Hương (bút danh của HT. Thích Giác Toàn) như trong tập “Hương Thiền Ngan Năm”.
Tôi được biết trong công việc chuyển thơ các tác phẩm của các Thiền sư thời Lý, Trần sang thể thơ lục bát này được nhà thơ Trần Quê Hương ấp ủ từ lâu và thực hiện trong nửa năm qua trong niềm hỷ lạc được thụ hưởng hương vị giải thoát của tiền nhân qua thi ca. Dịch thơ thiền là một việc rất khó. Chuyển thơ thể lục bát từ nhiều thể thơ gốc thất ngôn, ngũ ngôn, phú, tản văn…vốn kiệm lời lại được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm cổ là việc làm càng khó hơn. Do đó, chắc chắn trong “Hương Thiền Ngàn Năm” còn có những điều bất toàn về ngôn ngữ và nhịp điệu thơ, đặc biệt là việc chuyển tải tư tưởng, hình tượng văn học từ văn bản gốc đã quá súc tích, chắt lọc – những tác phẩm đã trở thành những viên ngọc quý của kho tàng văn chương cổ điển ở nước ta và quan thuộc với nhiều người.
Nhân danh Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, tio6 xin tán thán công đức của nhà thơ Trần Quê Hương đả dành nhiều tâm sức thực hiện “Hương Thiền Ngàn Năm”, một tặng phẩm đầy ý nghĩa nhân Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, để triết lý của ngàn năm xưa đi vào đời sống hiện đại qua thể thơ lục bát khéo ẩn chất trí tuệ dưới nhịp điệu tự tình, để tư tưởng của một thời đại huy hoàng hóa thành những cánh bướm trong khu vườn thi ca đương đại.
Trân trọng giới thiệu cùng chư vị thiện trí thức, quý độc giả.
Phật lịch 2554, TP.HCM , mùa thu năm 2010.
Hòa thượng Tiến sĩ Thích Trí Quảng
Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN
Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học VN
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Phụ bản
Tiền sư La Quí (852 - 936)
Thiền sư Pháp Thuận (914 - 990)
Đại sư Khuông Việt (933 – 1011)
Thiền sư Vạn Hạnh ( ? – 1018)
Trưởng lão Định Hương (?- 1050)
Thiền sư Thiền Lão ( ? - ?)
Thiền sư Viên Chiếu ( 999 – 1090)
Thiền sư Cửu Chỉ 9 ? - ?)
Thiền sư Đạo Hạnh ( ? - 1115)
Thiền sư Đạo Chân (?-1101)
Thiền sư Trì Bát (1099-1117)
Thiền sư Huệ Sinh (? – 1063)
Thiền sư Ngộ Ấn (1011 – 1088)
Thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096)
Thiền sư Khánh Hỷ (1066- 1142)
Thiền sư Giới KHông (
Thiền sư Không Lộ (? – 1119)
Thiền sư Đạo Huệ (?-1172)
Thiền sư Bảo Giám (?- 1173)
Thiền sư Bổn Tịnh (1100-1176)
Thiền sư Trí (? -?)
Thiền sư Chân Không (1045-1100)
Ni sư Diệu Nhân (1041- 1113)
Thiền sư Viên Học (1073 – 1136)
Thiền sư Giác Hải (thế kỷ XI –XII)
Thiền sư Tịnh Không (?- 1170)
Thiền sư Đại Xả (1120-1180)
Thiền sư Tín Học (?- 1190)
Thiền sư trường Nguyên (1110 – 1175)
Thiền sư Tịnh lực (1112- 1175)
Thiền sư trí Bảo (?- 1190)
Thiền sư trần Thái Tông (1218- 1277)
Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 – 1291)
Thiền sư Trần Nhân Tông (1258-1308)
Thiền sư Pháp Loa (1284 – 1330)
Thiền sư Huyền Quang (1254 – 1334)
Vài dòng cảm nghĩ
Cảm bạt
Cảm đề
Hương thiền
Cảm đề
Kính dâng nén hương lòng
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Thơ những mùa hương
|
Cỏ Hoa Ngày Thường
|
Gương Sáng Người Xuất Gia
|
Truyện Kiều văn xuôi dành cho người trẻ
|
Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng
|