NGHIÊN CỨU KINH LĂNG GIÀ
Tỳ kheo THÍCH CHƠN THIỆN
Cư sĩ TRẦN TUẤN MẪN dịch
NXB TÔN GIÁO
LỜI ĐẦU
Trong khi soạn tập thứ hai của khảo luận về Phật giáo Thiền, tôi nghĩ rằng độc giả cần được biết nhiều về Lăng Già hơn là những gì được sơ phác trong tập thứ nhất. Để thực hiện điều này, tôi phải nghiên cứu bộ kinh kỹ lưỡng hơn và do làm như thế nên sự quan tâm của tôi vào kinh trở nên mạnh mẽ hơn và rộng lớn hơn. Thế rồi tôi đi đến kết luận rằng sự nghiên cứu của tôi về Lăng già phải được xuất bản riêng và còn được ưu tiên hơn tập Thiền luận thứ hai nữa. Kết quả là quyển sách này giờ đây đang ở trước mắt độc giả.
Lăng già là một bộ kinh Đại thừa khó ở chỗ có nhiều cách để hiểu hoàn toàn về ý nghĩa của nó và cả về hoàn cảnh lịch sử riêng của nó. Nhưng tầm quan trọng của bộ kinh về việc cung cấp phần lớn những giáo lý căn bản của Phật giáo Đại thừa đã thúc đẩy tôi công bố mọi kết quả mà tôi đã thu đạt được theo sự nghiên cứu của tôi. Nhưng kết quả này chắc chắn khó có thể thỏa đáng hoàn toàn theo quan điểm nghiên cứu nghiêm túc nhưng mong ước mạnh mẽ nhất của tôi là mở ra một con đường, nếu tôi có thể hy vọng như thế, cho sự nghiên cứu sâu xa hơn và sự khảo sát thông suốt hơn về bộ kinh này. Phật giáo Đại thừa vừa mới khởi sự được phương Tây biết đến. Về sự lĩnh hội ý nghĩa trọn vẹn của nó thì chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi trong vài năm nữa mới được.
Hai phần đầu của tập nghiên cứu này đã được in trong tập san Người Phật tử Phương Đông ( The Eastern Buddhish), nhưng trong cuốn sách này , chúng đã được xem lại đầy đủ và những chỗ sai đã được sửa lại trong khả năng tối đa. Phần thứ ba là phần hoàn toàn mới. Vì tập nghiên cứu này ngay từ đầu đã không được hoạch định ra thành một nội dung trọn vẹn mà lại được triển khai dần trong trí của tác giả nên không khỏi tránh một số trùng lặp. Phần thứ hai bàn về Lăng già gồm Triết học Phật giáo Thiền được viết trước. Khi phần này được xem lại sau khi đã được in trong tập san Người Phật tử Phương Đông cuốn IV, số 3-4, tôi bỗng nảy một ý nghĩ rằng bộ kinh cũng phải được nghiên cứu theo nguyên bản vì còn có 3 bản dịch Hán ngữ và một (hoặc hai) bản dịch Tạng ngữ. Do đó mà có phần thứ nhát của tác phẩm này, là phần xuất hiện như một bài độc lập trong tập san Người Phật tử Phương Đông, cuốn V, số 1, năm 1992.
Lăng già không phải chỉ riêng thuộc Thiền phái của Phật giáo, nó cũng là tài sản chung của Đại thừa. Khi bộ kinh này được nghiên cứu tách biệt khỏi Thiền, một số trong những khái niệm quan trọng được phát triển trong kinh, không nhất thiết phải thuộc triết học Thiền, cũng cần được dẫn giải dù chỉ vắn tắt. Do đó mà có phần thứ ba của tập nghiên cứu này, tực đề là “Một số lý thuyết quan trọng được dẫn giải trong kinh Lăng già”.
Tôi đã soạn một số dẫn giải về thuật ngữ tiếng Phạn được tìm thấy trong cuốn sách này, chủ yếu là nhằm giúp cho các độc giả Nhật Bản và Trung Hoa của tôi. Làm như thế, tôi hy vọng nó sẽ có ích cho việc nghiên cứu văn học Phật giáo Phạn ngữ của họ đồng thời minh họa đượccác phương pháp của các dịch giả Ấn Đô, Trung Hoa.
Về phần tôi, tôi trân trọng ghi nhận tất cả những giúp đỡ bằng nhiều cách của những người bạn sau đây: Ô. Dwight Goddard ở Vermont, USA đã đánh máy toàn bộ bản thảo vào mùa đông vừa qua khi ông đang ở Nhật Bản; giáo sư Hokey Idzumi đã giúp tôi những chỉ dẫn quý báu mỗi khi tôi gặp những khó khăn về ngữ pháp trong việc đọc bản kinh tiếng Sanskrit; Ô. Bunkyo Sakurabe đã sưu tập các sự kiện liên hệ đến các bản dịch Tạng ngữ và Lăng già; giáo sư Shizusato Sugihira và Ô. Kensei Yokogawa, đã đọc và sửa chửa các lỗi sai trong các bản in thử.
Tôi cũng hết sức chân thành mong được cám ơn bà L.adams Beck đã đọc và đánh giá bản in thử và đã đề xuất nhiều ý kiến giá trị. tôi ghi nhận sự lưu tâm thấm thiết của bà vào việc tôi giới thiệu cho phương Tây lồi nhìn Đại thừa về loài người và về thế giới.
Công việc đọc bản in thử cũng thuộc về vợ tôi, người luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi trong công việc văn học của tôi, và tôi luôn luôn biết ơn về những điều ấy.
Cuối cùng, tác giả ghi nhận công ơn giúp đỡ vật chất và khích lệ mà người bạn của mình đã vui lòng dành cho, đó là Ô. Yakichi Ataka, ở Osaka, nếu không có ông thì tác phẩm này sẽ không bao giờ được xuất hiện sớm trong những điều kiện thuận lợi như thế này. Nếu có bất cứ công đức nào, hiểu theo giáo lý Đại thừa, trong việc sản xuất một tác phẩm như thế này, cũng xin hồi hướng cho sự lớn mạnh về hạnh phúc tâm linh mà ông ta đồng thời cho tất cã bạn bè và các học giả khác.
DAISETZ TEITARO SUZUKI
Kyoto, tháng 9-1929
MỤC LỤC
I . DẪN NHẬP VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU KINH LĂNG GIÀ
II. KINH LĂNG GIÀ VÀ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO THIỂN
I- Khái quát về các ý niệm chính được trình bày trong bộ kinh
II- A- Nội dung tri thức về kinh Phật giáo
B- Tâm lý học về kinh nghiệm Phật giáo
III- Đời sống và công việc của vị Bồ tát
III
MỘT SỐ LÝ THUYẾT QUAN TRỌNG ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG LĂNG GIÀ
I- Học thuyết Duy tâm
II- Khài niệm về bất sinh
III- Tam thân của Đức Phật
IV- Đức Như lai
V- Các tiêu đề khác
CHÚ GIẢI CÁC THUẬT NGỮ PHẠN - HÁN
BÁT CHÁNH ĐẠO Con đường đến hạnh phúc
|
Cẩm nang viết Khảo luận Luận văn Luận Án
|
Đức Phật và Phật Pháp
|