Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Hảy trở thành người Phật Tử chân chính


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Hảy trở thành người Phật Tử chân chính
  • Tác giả : Cư Sĩ Huệ Nguyện-Diệu Hương
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 412
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo Hà Nội
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 1210000003193
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH

KỶ YẾU CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC THANH

VIỆN CHỦ TỔ ĐÌNH VIÊN GIÁC

Cư sĩ HUỆ NGUYỆN – DIỆU HƯƠNG sưu tầm , biên soạn 

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI ĐẦU SÁCH

Ánh sáng giác ngộ của đạo Phật đã soi sáng  và sưởi ấm tâm linh của vô lượng chúng sinh trong đêm dài vô minh gần 2600 năm nay. Chánh pháp sở dĩ được cửu trụ TA BÀ là nhờ vào  tinh thần hoằng pháp, chẳng quản gian lao, chẳng nài khó nhọc của chư Tăng trải qua bao thế hệ: tinh thần bảo vệ và hoằng hóa Chánh Pháp của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni:

Ta không tiếc sinh mạng

Chỉ tiếc đạo Vô Thượng!

Đã được truyền tiếp bất diệt trong huyết quản của những vị Sứ Giả Như Lai:

Đâu chúng sinh cần con đến

Đâu Phật pháp gọi con đi

Chẳng quản gian lao

Chẳng nài khó nhọc

Lời dạy khi xưa của Đức Phật vẫn còn vang vọng  đâu đây: “này các Tỳ Kheo, các ông nên khởi lòng thương xót, tâm từ bi. Nếu có người thích nghe, hoan hỷ chấp nhận Chánh Pháp do các ông nói, hãy nên vì họ nói bốn niềm tin vững chắc đối với Phật, niềm tin vững chắc đối với Pháp, niềm tin vững chắc đối với Tăng, và thành tựu Thánh giới”.

Vì vậy người xuất gia phải có tâm từ bi và chí nguyện hoằng pháp lợi sinh, khiến mọi người cùng thọ dụng lợi  ích vô biên của Tam Bảo, xây  dựng một nếp sống an lạc, hạnh phúc trên nền tảng Chánh Pháp.

Đó là trách nhiệm thiêng liêng cao cả của  người xuất gia, dù là người Phật tử tại gia cũng không đi ngoài định hướng đó. Tinh thần tự giác tha mà Đức Phật đã thường xuyên nói đến cho những người con Phật, giác tha là vun đắp lòng từ bi.

Từ lâu chúng tôi có ý định biên soạn một quyển sách  nói về Tôn chỉ của Đạo Phật, Nhân quả luân hồi, Tam Quy  ngũ giới cho người mới tìm hiểu đạo Phật, cũng như quý đạo hữu tuy đã quy y song vẫn chưa đủ Chánh Kiến, Chánh Tín. Nhưng cũng còn e ngại vì tài sơ phước mỏng, mỗi khi nhớ lời Tổ Quy Sơn  từng cảnh sách:

Nói năng phải hợp với kinh điển

Luận bàn cần có chứng cớ xưa

Do đó, mà chúng tôi đắn đo, chưa dám thực hiện. Nói năng luận bàn còn thận trọng như vậy, huống chi là  biên soạn, trước tác.

Từ lâu chúng con mong muốn  viết bài về Kỷ Yếu  của Thầy, để lưu niệm cho mai sau. Ngày 3/7 âm lịch 2004 năm nay nhân ngày giỗ thứ bảy của Thầy. Tiếp đó là bài “Lễ  tảo Tháp”, nhân ngày Tảo Tháp chúng con  nhớ thương Thầy, những kỹ niệm mà con có 6 – 7 năm công quả tại chùa, được gần gũi tâm sự vui buồn, tâm con lo âu vì Thầy bất an  một điều gì, được nghe Thầy dạy bảo, làm thị giả chở Thầy đi các chùa, nên con ghi lại đời thường nhưng đây là biểu hiện công hạnh tu hành của một bậc chân tu, và năm ngày con về cận kề săn sóc  đến khi Thầy quy hồi cảnh Phật.

Tiếp theo phần thứ hai của quyển sách chúng con cố gắng sưu tầm biên soạn những lời Thầy  dạy trong lúc sinh tiền  cũng như chúng con cố gắng  sưu tập những lời dạy của Chư Phật, Chư Tổ giáo huấn cho những người học tập.

1.     Nhận thức về Phật giáo

2.     Nhân quả - Luân Hồi

3.     Ý nghĩa Phật Tử và quy y Tam Bảo

4.     Năm giới là nền tảng nhân cách hạnh phúc

5.     Những vấn đề liên quan đến quy y thọ giới

-         Trách nhiệm của người Phật tử với Tam Bảo (Phật Bảo- Pháp Bảo- Tăng  Bảo) trách nhiệm đối với gia đình

-         Tiền thân Thái Tử Sĩ Đạt Ta, Ngài là ai? Những yếu tố nào Ngài đạt  đến quả vị Phật

-         Bát cơm Lưu Phạn (Tóm lược Ngũ phần Luât)

-         Trích Kim ngôn của Chư Phật và Chư Bồ Tát chỉ dạy chúng sinh Pháp môn tu thời mạt Pháp (Kinh niệm Phật Ba La Mật)- Những chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi.

-         Đức Phật với khoa học và vũ trụ

-         Biên soạn  một số căn bệnh và trị liệu

-         Tai hại của rượu và thuốc lá

-         Ăn uống đơn giản mà đủ chất dinh dưỡng để ngừa bệnh

-         Tập thể dục.

Chúng tôi có một hoài bão, luôn tin tưởng nhớ các chùa và những đạo hữu nơi Xã Ấp xa xôi hẻo lánh, thiếu thốn thông tin, kinh sách. Cho nên khi các bạn và quý đạo hữu đã xem được quyển sách này là chúng tôi rất mãn nguyện. Các đạo hữu nên xem chầm chậm, có đoạn tạm dừng, để tư duy, nhiều lần như vậy mới nhận được sự vi diệu vô biên của Phật Pháp.

Chúng con nguyện in ra  1.500 quyển để Ấn tống  Cúng Dường khoảng 250 ngôi chùa trong tỉnh Bến Tre, và các chùa ở Thành phố (nếu được duyên sẽ tái bản).

Chúng con nguyện đem công đức này, dâng lên  báo ân ông bà, cha mẹ nhiều đời, hồi hướng cho chúng sinh đau khổ trong 3 đường ác: “Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh” và những vong hồn đang vất vưởng biết tin Phật và niệm Phật.

Dâng lên cúng dường để báo ân Chư Phật , Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng.

Dâng lên cúng dường tri ân  báo ân Ân sư của chúng  con là Cố Hòa Thượng , Thượng Giác Hạ Thanh – Viện Chủ Tổ Đình Viên Giác. Cố Hòa Thượng. Thượng Thiện Hạ Tín trụ trì  Chùa Phật Quang – Cố Hòa Thượng, Thượng Phổ Hạ Quang, tự là Thầy Bửu Hưng.

Nếu quyển sách này có chút gì  lợi ích cho chúng sinh, thì đó là diệu dụng vô biên của Pháp Bảo – Xin nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả mọi loài , sớm thoát đường mê, quay vê nẻo giác – Chánh Pháp được cửu trụ Ta Bà, lợi lạc vô lượng chúng sinh trong hiện tại và tương lai.

Còn như có điều gì sai lạc, đây là lỗi của người biên soạn sở học còn kém cõi và nhận thức thiển cận – Kính mong những bậc  thức giả từ bi chỉ dạy.

NamMô Thường Tinh tấn Bồ Tát Ma Ha Tát

Biên soạn

Huệ Nguyện – Diệu Hương

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Lịch Sử Triết Học
Lịch Sử Triết Học
Cao Tăng Tông Thiên Thai Trung Hoa
Cao Tăng Tông Thiên Thai Trung Hoa
Lịch sử Phật-giáo Trung-Quốc
Lịch sử Phật-giáo Trung-Quốc
Danh Tăng Tông Thiên Thai Nhật Bản
Danh Tăng Tông Thiên Thai Nhật Bản
Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc
Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc
Ngài dạy rằng
Ngài dạy rằng
Record of the Life of the Venerable Master Hsuan Hua
Record of the Life of the Venerable Master Hsuan Hua
Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay
Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay
Pháp nạn 66
Pháp nạn 66
Lịch sử triết học Đông phương
Lịch sử triết học Đông phương
Lâm tế ngữ lục
Lâm tế ngữ lục
Chân Nguyên Thiền sư Toàn tập (Tập 1)
Chân Nguyên Thiền sư Toàn tập (Tập 1)