Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Thương đế thiên nhiên người tôi và ta


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thương đế thiên nhiên người tôi và ta
  • Tác giả : Cao Huy Thuần
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 171
  • Nhà xuất bản : Học Viện PGVN tại Huế
  • Năm xuất bản : 1999
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 1210000009831
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI,TÔI VÀ TA

Triết lý Luật và tư tưởng Phật giáo

CAO HUY THUẦN

Giaó sư Đại học AMIENS (Pháp)

HỌC VIỆN PGVN TẠI HUẾ

Giáo trình ngoại khóa

MỤC LỤC

- Lời nói đầu

- Bài 1: Luật là gì? Giới luật là gì?

- Bài 2: Luật bắt nguồn từ thần linh

             Luật bắt nguồn từ Thượng đế

- Bài 3: Luật đến từ tự nhiên

- Bài 4: Nguồn gốc của luật – Luật đến từ con người – từ cá nhân

- Bài 5: Nguồn gốc của luật – Luật đến từ thiên nhiên – sự sống

- Bài 6: Luật trong văn minh Á Đông (Trung Hoa – Nhật Bản – Việt Nam)

- Sách tham khảo

- Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU

Quyển sách này ghi lại 6 bài giảng mà tôi đã được hân hạnh trình bày tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đầu tháng 7/1999 dưới đề tài: “Triết lý luật và tư tưởng Phật giáo”.

Trong các bài giảng đó, tôi cố gắng tóm lược quá trình tiến triển của triết lý luật Tây phương để thử xem đâu là chỗ xa, đâu là chỗ gần với tư tưởng Phật giáo. Hai văn minh khác nhau, tất nhiên chỗ xa thì nhiều, xa tận căn bản, e không thể so sánh được. Thế nhưng, nếu nhìn vấn đề dưới khía cạnh tiến triển, triết lý luật Tây phương đang có vài khuynh hướng tiến đến những vấn đề mà Phật giáo đã đặt ra từ nguyên thủy. Chỉ xét riêng một đề tài trong đó mà thôi-nguồn gốc của luật-triết lý Tây phương khởi đi từ thần linh, Thượng đế, để sau đó khám phá ra con người, rồi bây giờ xét lại mối tương quan giữa con người với các hình thức sống chung quanh. Khi mà cái nhìn không còn dính chặt vào mỗi yếu tố riêng lẻ nữa để thấy được mối tương quan giữa các yếu tố, đó là lúc mà suy nghĩ của Tây phương bắt gặp tư tưởng Phật giáo. Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20 này, người ta chứng kiến sự thu hút tự nhiên của Phật giáo tại Âu Mỹ

Tôi có thể nói rằng một vài khuynh hướng hiện tại trong triết lý luật Âu Mỹ có mang ít nhiều ảnh hưởng của Phật giáo chăng? Dù có dù không , sựthực vẫn là thế này: tư tưởng của Phật giáo càng ngày càng chúng tỏ tính hiện đại, luôn luôn mới, bởi vì cách đặt vấn đề của Phật giáo không bao giờ cũ.

Trong khung cảnh của một học viện Phật giáo, tôi không thể, và cũng không muốn, đi sâu vào lĩnh vực luật như khi tôi giảng trong một trường Luật. Tôi quan tâm nhiều hơn đến cách đặt vấn đề và làm sáng vấn đề.

Về hình thức, tôi chuộng lối nói giản dị, càng giản dị càng diễn tả trong sáng những ý tưởng khúc mắc nhất. Vì vậy tôi muốn giữ y nguyên ở đây lối văn nói hồn nhiên và trực tiếp của tôi trước thính giả. Tôi cũng muốn lược bỏ tất cả những chú thích mà tôi thấy không cần thiết.

Cuối cùng, tôi chân thành cảm tạ Hòa Thượng Thiện Siêu, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, đã tạo hoàn cảnh thuận tiện để tôi có thể giảng bài tại Học viện. Lời cảm tạ chân thành này cũng xin gởi đến những vị có trách nhiệm trong Học viện. Đối với tôi, quyển sách nhỏ này ra đời trước hết là để đánh dấu một kỷ niệm đẹp.

Huế, tháng 7 năm 1999

CAO HUY THUẦN

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Kinh Dịch - Năng lượng Cảm xạ học
Kinh Dịch - Năng lượng Cảm xạ học
Tôn giáo khái niệm và lịch sử
Tôn giáo khái niệm và lịch sử
Tài liệu nghiên cứu và diễn giảng
Tài liệu nghiên cứu và diễn giảng
Nghiên cứu nguồn gốc Duy Thức Học
Nghiên cứu nguồn gốc Duy Thức Học
Thức thứ tám
Thức thứ tám
Tuyển tập các bài sám văn
Tuyển tập các bài sám văn
Pháp Hoa huyền nghĩa
Pháp Hoa huyền nghĩa
Cảm Xạ học & Đời sống
Cảm Xạ học & Đời sống
Những Yếu Tố căn bản để Sống Thanh Thản & Nhẹ Nhàng
Những Yếu Tố căn bản để Sống Thanh Thản & Nhẹ Nhàng
Muôn dặm không mây
Muôn dặm không mây
Ki tô giáo kế hoạch cải đạo Á Châu
Ki tô giáo kế hoạch cải đạo Á Châu
Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Điều Công Giáo
Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Điều Công Giáo