Tìm Sách

Văn Hóa -Văn Học Việt Nam >> Truyện Kiều


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Truyện Kiều
  • Tác giả : Nguyễn Du
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 591
  • Nhà xuất bản : Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp
  • Năm xuất bản : 1972
  • Phân loại : Văn Hóa -Văn Học Việt Nam
  • MCB : 1210000009848
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TRUYỆN KIỀU

NGUYỄN DU

Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

Truyện Kiều là một tác phẩm ưu tú được nhân dân ta rất ưa thích. Từ trước tới nay đã có nhiều bản nôm, bản quốc ngữ được in ra để đáp ứng nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu truyện Kiều của nhân dân.

Vì vậy mà từng người, từng vùng đã thuộc Kiều theo các bản khác nhau, và rồi người nọ truyền cho người kia, ai cũng tin điều mình thuộc là đúng. Tình trạng đó khiến cho người ta dễ dàng không chấp nhận những bản Kiều có chỗ khác với điều họ đã thuộc. cho nên có người đã tự tay sao chép lấy hay đứng ra trông nom việc khắc in một bản Kiều cho được vừa ý mình để thỏa chút nguyện riêng.

Có thể nói từ trước đến nay, truyện Kiều, qua mỗi lần xuất bản là qua một lần được hiệu đính lại có chỗ khác xưa…Và, mãi cho đến nay, chúng ta chưa thật vừa lòng một bản Kiều nào cả.

Bởi lẽ truyện Kiều đã đi vào quần chúng, và ngược lại quần chúng cũng đã thâm nhập vào truyện Kiều. Trong cuộc đời có nhiều lúc một chuyến đò nên nghĩa, thì đây cũng thật “một chữ nên tình”, mỗi chữ đã mang ít nhiều tình cảm của quần chúng. Vì vậy, loại chữ này, để chữ chữ kia là đã động đến một vấn đề lớn – vấn đề tình cảm của quần chúng

Hiệu đính truyện Kiều là một công tác văn bản học, cho nên trước hết nó đòi họi trong mọi vấn đề tính hệ thống – hệ thống trong cái chung và ngay trong cả rừng cái riêng rất cụ thể của vấn đề. Và, cả hệ thống này phải chịu sự quy định chặt chẽ của thực trạng văn bản với yêu cầu duy nhứt là khôi phục lại diện mạo thực của văn bản.

Xuất phát từ nhận thức đó, trình tự lý giải vấn đề của chúng tôi như sau:

Chúng tôi căn cứ vào:

1. Những vấn đề lý luận chung về khoa văn bản học

2. Tình hình thực tế các văn bản Hán, nôm của ta

3. Thực trạng cụ thể của văn bản truyện Kiều

4. Nhu cầu trước mắt và lâu dài trong nhiều năm tới của quần chúng, đặc biệt là của các cán bộ giảng dạy và học sinh khoa Ngữ văn các trường đại học, các giới nghiên cứu văn , văn học nói chung.

5. Khả năng ấn loát của chúng ta hiện nay mà đề ra ba mục tiêu hiệu đính là:

- Tổng kết và tiếp thu những thành tựu , cố tránh những thiếu sót trong các công trình hiệu đính truyện Kiều đã xuất bản, nhằm đi đến một bản Kiều nói chung đạt đến được mức độ chính xác cao trong văn lý.

- Cung cấp cho bạn đọc một bản Kiều mà đông đảo quần chúng hiện nay có thể chấp nhậ được, một bản Kiều như bản Kiều mà nhân dân ta, các bà mẹ chúng ta thường đã kể, thường đã thuộc.

- Giới thiệu cho bạn đọc – chủ yếu là các cán bộ nghiên cứu – những bản Kiều nôm quý, tiêu biểu cho từng xu hướng, có ảnh hưởng lớn trong suốt cả một thời gian dài như bản Kinh, bản Quan văn đường Thành thái Bính Ngọ là bản đại biểu cho các bản Phường, bản Đoạn trường tân thanh của Kiều Oánh Mậu là bản nôm đạt đến trình độ cao hơn cả trong quy cách, phương pháp biên soạn, và cuối cùng là bản in lần thứ hai có sữa chữa của Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim do Vĩnh hưng long thư quán xuất bản năm 1927.

Giới thiệu và khảo thích truyện Kiều lần này, chúng tôi theo đuổi những mục tiêu khác nhau, nhằm phục vụ những đối tượng khác nhau. Cho nên cả hệ thống hiệu đính, chú thích văn bản cũng được quy định bởi những mục tiêu đó. Theo thiển ý chúng tôi, mục tiêu và cả hệ thống này trên đại thể là phải phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế trước mắt và cả trong nhiều năm tới của chúng ta. Các phần này bạn đọc sẽ thấy cụ thể và chi tiết trong phần II nói về việc hiệu đính và chú thích tác phẩm. Các mục tiêu đề ra đã đạt được đến đâu, sau khi đọc xong tập sách này, các bạn sẽ phán đoán.

Về mặt tư liệu, chúng tôi đã được sự giúp đỡ sốt sắng của Thư viện khoa học trung ương, Thư viện Quốc gia, Thư viện trường Đại học Tổng hợp Hà-nội. Ngoài ra, cũng về mặt tư liệu, chúng tôi xin ghi lại đây sự đóng góp đông đảo bà con trong họ Nguyên Tiên điền và họ Nguyễn Trường-lưu, của đông đảo nhân dân các xã, huyện Nghi-Xuân (Hà –tỉnh), huyện Nam đàn (Nghệ-An) trong những dịp đi thực tế của chúng tôi vào những năm 1961-1965.

Trong cả quá trình dài tiến hành nghiên cứu, khảo thích, chúng tôi luôn được các cụ, các đồng chí, các bạn xưa nay vốn thích truyện Kiều ở các trường phổ thông , ở các trường đại học, ở các viện nghiên cứu khoa học xã hội khuyến khích giúp đỡ.

Truyện Kiều cho đến nay ra mắt được bạn đọc là nhờ sự đóng góp thiết thực của các đồng chí, các bạn nói trên đây. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ mọi sự giúp đỡ của các đồng chí, các bạn. Có thể nói đây là kết quả chung của cả một tập thể. Thành công đuọc chùng nào là do chúng tôi đã tổng kết va tiếp thu được ý kiến của tập thể. Còn những mặt chưa đạt, những mặt thiếu sót chắc chắn còn có trong tập sách, là do chính chúng tôi chưa làm tốt được việc đó. Xin các đồng chí, các bạn đọc vui lòng chỉ giáo thêm cho.

Nội dung tập sách gồm có bốn phận:

I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU – Phần này đề cập đến một số vấn đề cơ bản của truyện Kiều hiện nay về tác giả và tác phẩm, như tâm sự của Nguyễn Du, phương pháp sáng tác truyện Kiều v.v…

II. VẤN ĐỀ HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ THÍCH VĂN BẢN TRUYỆN KIỀU – Nội dung nêu rõ thực trạng văn bản và nhu cầu hiện nay của quần chúng đối với truyện Kiều, để rồi trên cơsở đó mà định ra phương hướng, nguyên tắc và phương pháp xử lý văn bản.

III. TRUYỆN KIỀU – VĂN BẢN KHẢO ĐÍNH VÀ CHÚ THÍCH – Văn bản được trình bày rieng cùng với phần khảo dị, Bạn đọc muốn có bản Kiều nào thì chỉ cần đưa câu của bản đó từ phần khảo dị lên văn bản chính. Như vậy, ngoài văn bản chính này ra, bạn đọc đồng thời có trọn vẹn bốn bản Kiều nôm và quốc ngữ quý và hiếm hiện nay, như đã nói ở phần mục tiêu hiệu đính trên đây. Các chú thích được tách ra, để tiếp theo sau phần văn bản. Bạn đọc có thể tìm thấy ở đây ít nhiều tư liệu nghiên cứu.

IV. PHỤ LỤC, gồm có: Mười điều lệ ngôn và bài tựa bản Đoạn trường tân thanh (KOM) là bản chúng tôi dùng làm bản trục, Ngữ vựng và Phụ bản.

Ngoài phần giới thiệu về Nguyễn Du và truyện Kiều của đồng chí Hà Huy Giáp ra, ba phần còn lại của tập sách đều được biên soạn với sự giúp đỡ và hướng dẫn chặt chẽ của đồng chí Hà Huy Giáp. Người chấp bút biên soạn là đồng chí Nguyễn Thách Giang.

Trong lãnh vực văn hóa, Đảng và Chính phủ ta đang xúc tiến biên soạn các công trình lớn như: Bộ Lịch sử Việt Nam, Lịch sử văn học Việt Nam, Ngữ pháp tiếng Việt, Từ điển tiếng Việt.

Đẹp và vĩ đại biết bao! Vì đây biểu hiện lòng tin sắt đá, niềm ưu ái thiêng liêng của Đảng ta đối với tiền đồ của dân tộc, đối với sự nghiệp xây dựng con người Việt-nam mới, đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân.

Cũng là thể hiện lòng tin và niềm ưu ái đó mà chúng tôi tiến hành giới thiệu, khảo đính và chú thích truyện Kiều lần này, ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu tìm hiểu truyện Kiều nói trên  đây của nhân dân ta hiên nay.

Hà – nội , mùa Xuân năm Nhâm Tý (1972)

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

                        PHẦN THỨ NHẤT

            GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

Bảng chữ tắt

                        PHẦN THỨ HAI

            VẤN ĐỀ HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ THÍCH

            VĂN BẢN TRUYỆN KIỀU

            I. VẤN ĐỀ HIỆU ĐÍNH VĂN BẢN

                        A. Văn bản truyện Kiều

1. Bản kinh và bản Phường . 2. Các bản Kiều nôm Liễu văn đường, Thịnh mỹ đường, Quan văn đường, Phúc văn đường. 3. Bản Quan văn đường Thành thái Bính ngọ. 4. Bản Kiều Oánh Mậu, Thành thái Nhâm Dần . 5. Các bản Kiều nôm chép tay – Bản Tiên điền 6. Các bản Kiều quốc ngữ - Bản Trương Vĩnh Ký  7. Bản Aben đề Misen 8. Bản Phạm kim Chi 9. Bản Bùi Kỷ - Trần trọng Kim 10. Bản Tản Đà.

Mấy nhận xét về văn bản truyện Kiều

                        B. Mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp hiệu đính

Mục tiêu hiệu đính

Nguyên tắc hiệu đính

Phương pháp hiệu đính – Bản trục và các bản dùng vào việc khảo đính

                        C. Một vài thí dụ trong việc áp dụng những nguyên tắc và phương pháp

                                  hiệu đính

1. Câu 964: của min .2. Câu 529: cửa sài 3. Câu 1858: giọt Tương 4. Câu 1092: ngậm gương 5. Câu 1880: ra nợ

Những trường hợp ngoại lệ

            II. VẤN ĐỀ CHÚ THÍCH VĂN BẢN

A. Đặt vấn đề

B. Nhận xét tổng quát về vấn đề chú thích

C. Yêu cầu và thể lệ chú thích

                        PHẦN THỨ BA

            TRUYỆN KIỀU – KHẢO ĐÍNH VÀ CHÚ THÍCH

                        I. Từ câu 1 đến câu 38

Mở đầu: Tài mệnh ghét nhau (1-6) – gia thế và tài sắc haichị em Kiều (7-38)

                        II. Từ câu 39 đến câu 568

            Tiết Thanh Minh – Kiều gặp Kim Trọng

Chị em Kiều đi Thanh minh, khóc mả Đạm Tiên (39-132) – Kiều gặp Kim Trọng (133-170) – Kiều tương tư, Đạm Tiên báo mộng (171-242) – Kim Trọng tưởng nhớ Kiều, tìm đến vườn Thúy (243-286) – Nhặt được kim thoa, Kim-Kiều giao ước việc trăm năm (287-368) – Kiều sang phòng Kim Trọng, đêm thề nguyền (369-528) – Kim đi Liêu-dương hộ tang chú (529-568)

                        III. Từ câu 569 đến câu 776

            Cơn gia biến – Mối tình Kim Kiều tan vỡ

Họ Vương mắc nạn oan (569-598) – Kiều bán mình chuộc cha (599-692) – Đêm trao duyên (693-776)

                        IV. Từ câu 777 đến câu 1526

            Kiều bị bán vào lầu xanh Tú bà – Kiều gặp Thúc sinh

Mã Giám sinh đón Kiều đến trú phường rồi đưa về Lâm-truy (777-918) – Kiều vào lầu xanh, Tú bà ra oai, Kiều tự tử, Đạm Tiên báo mộng (919-1000) – Tú bà dỗ Kiều, Kiều ở lầu Ngưng-bích (1001-1054) – Kiều mắc lừa Sở Khanh, chịu tiếp khách (1055-1198) – Tú bà dạy nghề cho Kiều, tâm sự Kiều (1199-1274) – Kiều gặp Thúc sinh (1275-1384)- Thúc ông cáo quỳ cửa công (1385-1472) – Kiều khuyên Thúc sinh về thăm Hoạn thư (1473-1526)

                        V. Từ câu 1527 đến câu 2028

            Hoạn thư ghen – Kiều trốn khỏi Quan âm các

Hoạn thư ghen lập mưu bắt Kiều. Thúc sinh về lại Lâm-truy mời thầy đánh đồng thiếp tìm Kiều(1527-1704) – Kiều bị bắt về hầu hạ Hoạn thư (1705-1790) – Thúc sinh về thăm quê , Hoạn thư bày tiệc tẩy trần, bắt Kiều hầu rượu (1791-1884) – Kiều ra ở Quan âm các rồi trốn thoát (1885-2028)

                        VI. Từ câu 2029 đến câu 2648

            Kiều lại bị bán vào lầu xanh ở châu Thai- Kiều gặp Từ Hải

Kiều đến ở Chiêu ẩn am (2029-2060) – Kiều lại bị bán vào lầu xanh ở châu Thai (2061-2164) – Kiều gặp Từ Hải (2165-2288)- Báo ân báo oán (2289-2450) – Từ Hải đầu hàng, chết đứng, Kiều bị gán lấy thổ quan (2451-2602) – kiều nhảy xuống sông Tiền-đường tự tử (2603-2648)

                        VII. Từ câu 2649 đến câu 2738

            Kiều được Giác Duyên cứu vớt

Kiều được Giác Duyên cứu vớt đưa về thảo lư bên sông Tiền-đường (2649-2738)

                        VIII. Từ câu 2739 đến câu 3254

            Kim Trọng trở lại vườn Thúy – Đại đoàn viên

Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân (2739-2856) – Kim, Vương thi đỗ cùng đi làm quan, làm lễ chiêu hồn Kiều bên sông Tiền-đường (2857-2972) – Một nhà đoàn tụ, phúc lộc trọn vẹn (2973-3240)

Kết thúc: Tài mệnh khó dồi dào cả hai – Tu tâm (3241-3254)

                        CHÚ THÍCH

Những chú thích có ghi lời phê của

- Nguyễn Lượng: 713, 1148, 2390, 2570, 3014

- Vũ Trinh:           6, 713, 1533, 1800, 2248, 2372, 3076, 3126, 3204

                        PHẦN THỨ TƯ

                        PHỤ LỤC

Mười điều lệ ngôn Đoạn trường tân thanh – Kiều Oánh Mậu

Tựa Đoạn trường tân thanh – Đào Nguyên Phổ

Ngữ vựng

Phụ bản: Ảnh 10 bản Kiều nôm và quốc ngữ     

Các sách khác thuộc Văn Hóa -Văn Học Việt Nam

Đại Nam Nhất Thống Chí tập 2: Lục tỉnh Nam Việt
Đại Nam Nhất Thống Chí tập 2: Lục tỉnh Nam Việt
Những ngôi chùa danh tiếng
Những ngôi chùa danh tiếng
Tinh Hoa Đất Mẹ
Tinh Hoa Đất Mẹ
Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt
Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt
Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người
Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người
Tín ngưỡng Việt Nam
Tín ngưỡng Việt Nam
Gia huấn ca
Gia huấn ca
Nguyễn Đình Chiểu toàn tập - tập II
Nguyễn Đình Chiểu toàn tập - tập II
Văn Học dân gian Thái Bình tập I
Văn Học dân gian Thái Bình tập I
Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm
Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm
Ức Trai Tập - tập hạ
Ức Trai Tập - tập hạ
Tuyển tập văn bia Hà Nội quyển 1
Tuyển tập văn bia Hà Nội quyển 1