Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Đại Bảo Tích


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Đại Bảo Tích
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : HT. Thích Trí Tịnh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 676
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2010
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 9910
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KINH ĐẠI BẢO TÍCH -  TẬP 1

Trọn bộ 9 tập

Dịch giả : HT. THÍCH TRÍ TỊNH

NXB TÔN GIÁO

LỜI NÓI ĐẦU CỦA DỊCH GIẢ

 Trong Khế kinh Đức phật nói chỉ vì một đại sự nhơn duyên mà đức Phật xuất hiện thế gian đó là  muốn mọi người mơ chúng sanh  đều thành Phật, sống như Đức Phật.

Lời đức Phật dạy thật là đơn giản mà ý nghĩa thật tốt cùng sâu rộng, trong lời nói đó có nghĩa  cúư cánh bỉnh đẳng, Phật và chúng sanh không có sai khác. Còn có nghĩa là hiện tại, mỗi chúng sanh đều có đủ tánh đức sống như Phật. Cũng có nghĩa là nếu chúng sanh có lòng tin thanh tịnh, y giáo phụng hành thì quýêt định sẽ thành Phật như trong đại thừa kinh thường có câu chính Đức Phật dạy: “Các người là Phật sẽ thành, còn chư Phật là Phật đã thành”.

Vì thấy rõ tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật nên Đức Phật ra đời, dùng thân khẩu truyền  cho đời những phương cách những pháp môn làm điều thiện cụ thể để bước lên cùng Phật, để  rồi đến quả Phật, thành Phật. Những phưong pháp cụ thể đó là Phật pháp.

 Vì các chúng sanh căn trí không giống nhau, tánh không giống hhau, ý thức cùng sự mong muốn v.v.. cũng không đồng nhau nên đức Phật không theo  cơ mà dạy rât nhiều pháp  môn, nhiều đến phải dùng “ Vô lượng  pháp môn”.

Dầu là vô lượng, nhưng nếu mỗi chúng sanh y theo một pháp môn., đúng với tâm tánh thích nghi của chính mình, rồi quýêt tâm học hiểu, hành trì thật đúng, thật bền , thật sâu, thì nhất định đạt thành đạo quả.

Như trên nói: mọi chúng sanh đều có đủ đức tánh sống như Phật, chỉ vì điên đảo vọng tưởng, hư vọng phân biệt, dục tham phiền não, che chướng , nên những tánh đức trong sáng sẵn có vậy không hiện thật .

tất cả những pháp môn của đức Phật dạy, những phương pháp mà đức Phật lúc hành đạo đã thực hành, đã hiểu rõ đã kinh nghiệm và do đó đã đạt kết quả cứu cánh, nay đem truyền dạy lại cho mọi người, đều nhắm vào việc  phải trừ những  ảo tưởng phân biệt, những dục phạm phiền não, để cho tánh đức sẵn có nên đức Phật tự nói: “ Ta không  có một chút pháp gì để thành vô thượng Bồ đề cả”.

Trong thập niên 50, tôi được đọc tụng bộ kinh này từ bốn phương sách của bắc bộ Việt Nam bằng Hán văn, Tôi  đã có hoài bảo phiên dịch ra  Việt văn  để được thông dụng  theo thời đại.

Mãi đến năm 1979 mới hoàn thành bộ Việt văn và đến nay ngót mười năm mới có đủ duyên để được đem ra ấn hành lần đầu tiên. Mong rằng sự ấn loát và lưu hành đều tốt đẹp như ý muốn.

Cầu nguyện tất cả mọi người, mọi thí chủ hoặc thiện chí, hoặc công đức, hoặc tịnh tài đều tròn đầy phước lạc.

Viết tại chủa Vạn Đức mùa an cư

Ngày 12 . 07. 1978  PL. 2531

Tỳ kheo Thích Trí Tịnh

 

MỤC LỤC

I.   PHÁP HỘI TAM TỤ LUẬT NGHI - THỨ NHỨT

II.   PHÁP HỘI VÔ BIÊN TRANG NGHIÊM - THỨ HAI

·        Phẩm Vô Thượg Đà la ni  - thứ nhất

·        Phẩm xuất ly  Đà La ni - thứ hai

·        Phẩm Thanh tịnh Đà La ni - thứ ba

III.  PHÁP HỘI MẬT TÍCH KIM CANG LỰC SĨ - THỨ BA

IV.  PHÁP HỘI TỊNH CƯ THIÊN TỬ - THỨ TƯ

V.   PHÁP HỘI VÔ LƯỢNG  THỌ NHƯ LAI - THỨ NĂM

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh
Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh
Địa Tạng sám
Địa Tạng sám
Kinh Nhân Quả Sám Pháp
Kinh Nhân Quả Sám Pháp
Phật Giáo Thánh Điển
Phật Giáo Thánh Điển
Thanh Tịnh Đạo
Thanh Tịnh Đạo
Chuẩn Đề Phật Mẫu Đà La Ni Kinh
Chuẩn Đề Phật Mẫu Đà La Ni Kinh
Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni kinh
Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni kinh
Kim Cang chư gia
Kim Cang chư gia
kinh Tam Bảo Thông Dụng
kinh Tam Bảo Thông Dụng
Kinh Tứ Thập Nhị Chương
Kinh Tứ Thập Nhị Chương
DHAMMAPADA Kinh Pháp Cú (Phân tích từ ngữ Pāli)
DHAMMAPADA Kinh Pháp Cú (Phân tích từ ngữ Pāli)
Kinh Đà La Ni Xuất Tượng
Kinh Đà La Ni Xuất Tượng