KI TÔ GIÁO KẾ HOẠCH CẢI ĐẠO Á CHÂU
NHẬT TỪ- NGÔ TRIỆU LỊCH- TRẦN CHUNG NGỌC
Á CHÂU – HÈ 2005
LỜI NÓI ĐẦU
Qua những thống kê về số linh mục, mục sư và tín đồ Ca Tô (Công Giáo), cũng như Tin lành ở các nước Tây Phương, nhất là tại Mỹ, bỏ đạo, số tín đồ đi lễ nhà thờ ngày thứ Tám, số tiền thu vào cùa các giáo hội Ki tô giảm sút, số nhà thờ được rao bán và được biến đổi thành kho chứa hàng, hộp đêm, phòng ngũ cho thuêv.v…, số trường hợp Ca tô đóng cửa vì không có đủ sĩ số, và trước những vấn nạn của Ki tô Giáo như linh mục và mục sư loạn dâm, nghiện rưọu, đồng giống luyến ái, tỉ số bị bệnh AIDS gấp 4 lần dân thườngv.v.. hiện tượng suy thoái của Ki tô Giáo ( các tôn giáo thờ ngài Giê su như Tin Lành, Công Giáo…) nói chung, Ca tô Giáo Rô Ma nói riêng, ở các phương trời Âu Mỹ, là một hiện tượng quá rõ rệt.
Sự suy thoái của Ki tô Giáo là điều tất nhiên phải xảy ra vì nhiều lý do. Những thời đại Lý Trí, Khai Sáng, Phân Tích v.v.. đã đưa con người ra khỏi vòng đen tối và man rợ trí thức (Intellectual darkness and barbarism) của Ki tô Giáo, một tôn giáo luôn luôn đi kèm với súng ống của các thế lực thực dân Âu Châu với chính sách diệt chủng dân da màu của Tin Lành ở Mỹ châu và Phi châu, một tôn giáo với 200 triệu nạn nhân trên bờ vai của Ca Tô Giáo Vatican La Mã. Ngày nay, bó củi để thiêu sống người khác tín ngưỡng và gươm giáo để chém giết người khác tôn giáo đã bị tước khỏi những bàn tay dẫm máu của Ki tô Giáo nên Ki tô Giáo không còn đủ khả năng dùng bạo lực để cưỡng bách con người vào đạo cũng như tàn sát người ngoại đạo như trong quá khứ. Sự tiến hóa trí thức của nhân loại đã đưa đến sự phá sản của nền Thần học Ki tô Giáo, phản ánh qua những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, về những luận cứ thần học ngụy biện mà ngày nay đã không còn giá trị v.v.. Điều này thể hiện rõ trong các tác phẩm của chính những bậc trí thức trong các giáo hội Ki tô Giáo, điển hình là các nhà thần học Hans Kung, Yta Rannke-Heinemann, các giám mục, linh mục như Peter de Rosa, Malachi Martin John P. Meier, Leonardo Boff, Joseph Mc Cabe, James Kavabaugh, John Dominic Crossan v.v… các Giám mục mục sư Tin Lành như John Shelby Spong, Ermie Bringas, Ruben Alves, các học giả Ki tô như Karen Armstrong, Joseph L. Daleiden v.v.. các bậc trí thức như Robert G, Ingersoll, Bertrand Russell v.v… các khoa học gia như Carl Sagan, Stephen Hawking, Paul Davies v.v…
Mặt khác trí tuệ của người dân thường, trừ những người sống trong những ốc đảo của Kitô Giáo, đã mở mang, đời sống vật chất của con người đã cải tiến, cho nên Kitôn Giáo không còn có đất dụng võ.
Cách đây 12 năm, năm 1991, ở Việt Nam, Tỳ kheo Thích Nhật Từ đã gây chấn động dư luận quốc nội qua bài thuyết trình tại 2 ngày hội thảo do Ủy Ban Đoàn kết Công Giáo tp. HCM tổ chức, phê bình “Thần học Kitô Giáo theo cung cách Châu Á” của Mục sư Tống Tuyền Thịnh, chủ đề của cuộc hội thảo. Đây là bài đầu tiên trong cuốn sách này mà Giao Điểm được hân hạnh in lại và xin có lời cảm tạ tác giả.
Bài thứ hai của cuốn sách này là của Ngô Triệu Lịch, một trí thức đạo gốc như Charlie Nguyễn: “ Nhận định về văn kiện “Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á” (Ecclesia in Asia)” của Giáo hoàng John Paul II. Ngô TriệuLịch là tác giả của một số bài nghiên cứu sâu sắc, đứng đắn về Ki tô Giáo, rất được tán thưởng trên trang nhà Giao Điểm( giaođiem.com) như: Kitô nguyên thủy! Họ là ai” “Tản mạn Noel”; “Đôi điều về “Thánh Truyền” và “Huấn Quyền Hội Thánh”; “Đấu tranh Cho Quyền Tự Do Tôn giáo hay Đấu tranh cho sự bành trướng của Nhà Nước Vatican ?”.
Bài sau cùng của Giáo sư Trần Chung Ngọc viết về đề tài “ Công Giáo, Tin Lành và Sách Lược Cải đạo Á Châu”. Giá trị của những tác phẩm nghiên cứu về Kitô Giáo trước đây của Giáo Trần Chung Ngọc khó có ai có thể phủ nhận nên Giao Điểm không thấy cần thiết phải giới thiệu thêm nữa.
Cũng như tất cả những cuốn sách do Giao Điểm xuất bản trước đây đã được đánh giá rất cao, chúng tôi tin rằng quý độc giả sẽ thích thú đọc tác phẩm này.
Giao Điểm – hè 2005
MỤC LỤC
Lời ngỏ
I- Dukka, Chân Lý Về Sự Khổ
II- Thuật ngữ và Lời lẽ
1. Nibbana – Chân lý về sự chấm dứt Dukka
2. Tác Giả Tin Tâm Minh là ai?
3. Bốn lần gặp gỡ
III- Phật Giáo Phải Chăng là Giáo Lý Tổng Hợp?
1. Giáo lý của Đức Phật không thể là một bộ bộ phận tích hợp của kinh nghiệm tâm linh Ấn Độ
2. Phật giáo Trung quốc không thể là bộ phận tích hợp của giáo huấn đạo Lão
IV- Phật Giáo du nhập Trung Quốc Thế nào?
1. Sự đồng hóa bất chấp thực tế
2. Hán Minh đế và kinh Tứ Thập Nhị Chương chứng tích
Phật giáo du nhập Trung Quốc
3. Tại sao đạo Phật thịnh hành ở Trung Hoa mà không phải
Là đạo Thiên Chúa?
V- Nghiệp và cách Chặt tan xiềng xích này
1. Từ một tất định luận
2. Cho đến ý đồ của sự rên xiết quyền năng cứu chuộc của
Thiên Chúa
3. Còn chân lý về ngiệp của Phật giáo như thế nào?
3.1. Định nghĩa khái quát
3.2. Nghiệp được cải hóan bởi chính con người
3.3. Chặt tan xiềng xích nghiệp chướng bằng sự tu tập
Chánh pháp của bản thân không phải ơn cứu rỗi
của Thiên Chúa.
Viết tắt và tài liệu tham khảo
BÁT CHÁNH ĐẠO Con đường đến hạnh phúc
|
Cẩm nang viết Khảo luận Luận văn Luận Án
|
Đức Phật và Phật Pháp
|