PHẬT HỌC ABC
ĐẠI SƯ THÁI HƯ
Thích Minh Tuệ dịch
Quảng Hương Già Lam
2528 – 1984
LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ năm 1954 đến nay, chúng tôi đã viết một số bài đăng trên các Tạp chí, Đặc san…soạn Giáo trình cho các lớp Giáo lý, bài phát thanh Phật giáo trên các đài Nha trang , Đà lạt, soạn Giáo án cho các lớp Phổ thông…Nhưng vì mãi mê với Tổ chức, Hành chánh, xây dựng cơ sở, Giáo dục, Xã hội…cho nên chưa có thời gian để gom góp lại những bài đã soạn và san định thành sách.
Để làm đà cho việc gom góp bài vở, san định thành sách như đã ước muốn, đặc biệt là để kỷ niệm ngày sinh thứ 77 của Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ và kỷ niệm ngày truyền thống của tu viện Quảng Hương Già Lam, chúng tôi hoàn chỉnh dịch phẩm PHÂT HỌC ABC này, từ nguyên tác của Đại sư Thái Hư.
Đại sư Thái Hư là bậc tiền bối có nhiều công lao cho phong trào phục hưng Phật giáo cận đại. Người cũng đã viết rất nhiều sách báo, tập Phật học ABC này là một. Nội dung được chia thành hai phần: Phần đầu, trình bày học sử, lược duyệt sự hình thành Phật học và truyền bá qua các nước Bắc phương và Nam phương Ấn độ. Phần thứ hai, đây cũng là phần chính, trình bày học lý của Phật học. Học lý thuyết minh về nhân sinh và vũ trụ. Đó là những vấn đề mà năm thừa, ba thừa hoặc Đại, Tiểu thừa đều phải suy biết, cộng học. Nội dung còn đả pháp các ngộ nhận về Phât học, đề ra phương pháp nghiên cứu Phật học, cách ứng dụng Phật học để đạt đến hiệu quả…
Với nội dung của tập sách, tuy gọi là ABC nhưng phạm trù lý luận rất biện chứng, và rất cơ bản cho những ai muốn đi vào con đường nghiên cứu Phật học. Bởi thế, trước đây, chúng tôi đã đọc và đã dịch, nay đem cống hiến các thân hữu và Phật tử xa gần.
Trong công tác dịch thuật, còn có nhiều khiếm khuyết, kính mong các bậc cao minh và thân hữu niệm tình chỉ giáo, chúng tôi chân thành cảm tạ…
QUẢNG HƯƠNG GIÀ LAM, ngày truyền thống
19 -9 Giáp Tý
2528 – 1984
THÍCH MINH TUỆ
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tựa
Thiên thứ nhất: Sử học
Chương I : Lược truyện Thích tôn
Tiết 1: Bối cảnh Ấn độ thời Phật Thích Ca
Tiết 2: Thời gian Phật Thích Ca chưa thành chánh giáo
Tiết 3: Thích Ca sau khi thành Chánh giác
Chương II : Lược sử Phật học Ấn độ
Tiết 1: Sau Phật nhập diệt, kiết tập các Tạng sai biệt
Tiết 2: Tiểu thừa thịnh hành và phân thành bộ phái
Tiết 3: Đại thừa nối tiếp hưng thịnh
Chương III : Lược sử Phật học Trung quốc
Tiết 1: Phiên dịch kinh, luật luận
Tiết 2: Thành lập tông phái
Tiết 3: Sự biến thiên từ cuối Đường trở về sau
Chương IV : Lược sử Phật học tại các nước
Tiết 1: Phật học ở Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan
Tiết 2: Phật học ở các nước Tây Tạng, Hi bá nhỉ, Mông Cổ…
Tiết 3: Phật học ở Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam
Thiên thứ hai: Lý học
Chương I : Nhân duyên sở sinh pháp – Năm thừa cộng học
Tiết 1: Tổng luận
Tiết 2: Vô thỉ lưu chuyển
Tiết 3: Nghiệp và giới thủ
Tiết 4: Dị sinh và thánh
Tiết 5: Con đường đến thánh vị
Tiết 6: Bàn thêm về sự lưu chuyển của nghiệp và chúng sinh trong cõi phàm
Chương II : Ba pháp ấn, pháp xuất thế 3 thừa cộng học
Tiết 1: Các hành vô thường
Tiết 2: Các pháp vô ngã
Tiết 3; Niết bàn tịch tịnh
Chương III : Nhất thật tướng ẩn – Đại thừa không cộng học
Tiết 1: Các pháp tất tánh không
Tiết 2: Năm pháp, ba tự tính
Tiết 3: Tám thức, hai vô ngã
Tiết 4: Pháp giới vô chướng ngại
Chương IV : Khái quát
Chương V : Kết luận
Tiết 1: Giải thích vấn đề ngộ nhận về Phật học
Tiết 2: Bản chất của Phật học
Tiết 3: Phương pháp của Phật học
Tiết 4: Ứng dụng Phật học
Tiết 5: Thứ lớp nghiên cứu Phật học
Tiết 6: Giới thiệu sơ bộ về Phật học