Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Pháp Cú


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Pháp Cú
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Thiện Siêu
  • Ngôn ngữ : Việt - Hoa
  • Số trang : 196
  • Nhà xuất bản : Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
  • Năm xuất bản : 1993
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 1201000009484
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THÍCH THIỆN SIÊU

KINH PHÁP CÚ

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

Ấn hành  - 1963

 

LỜI DỊCH GIẢ

(Nhân lần tái bản năm 1992)

KINH PHÁP CÚ là cuốn kinh chọn lọc những lời dạy của đức Phật Thích-ca Mâu-ni khi còn tại thế. Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã giảng nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh mà đưa họ đến Niết-bàn an lạc. Những giáo pháp ấy, ngay ba tháng sau khi Phật diệt độ, các vị Cao đệ đã hội họp kết tập thành Tam Tạng để truyền lại cho hậu thế noi theo. Đồng thời, những câu dạy ngắn gọn đầy ý nghĩa của Phật trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau, cũng được kết tập thành Kinh Pháp Cú này và lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Thường thường chúng ta thấy trong báo chí,sách vở của các nhà nghiên cứu Phật học hay trích dẫn những câu nói ngắn gọn nhưng rất có giá trị của đức Phật, phần nhiều ở Kinh này mà ra.

Cuốn kinh này gồm 26 phẩm, 423 câu (câu kệ), là cuốn thứ hai trong 15 cuốn thuộc kinh Tiểu bộ (Khuddaka-Nikaya) trong Kinh tạng Pali và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ớ Á châu và Âu Mỹ. Theo chỗ chúng tôi được biết, có bản chữ Anh của Giáo sư C.R Lanman, do Đại học đường Havard tại Mỹ quốc xuất bản; bản chữ Nhật của Phước-đảo Trực-tứ-lang, xuất bản tại Nhật và các bản hán dịch rất cổ với danh đề Pháp Cú Kinh, Pháp tập yếu tụng v.v…

Xưa nay các nước Phật giáo Nam truyền như Tích Lan, Miến Điện v.v…đều đặc biệt tôn bộ Kinh này làm bộ Kinh nhật tụng quý báu; hàng Tăng giới ít ai không biết, không thuộc, không hành trì, và hàng Cư sĩ cũng lấy đó phụng hành để sống một đời sống an lành thanh khiết.

Riêng tại Việt Nam, lâu nay thấy có trích dẫn, nhưng chưa ai dịch hết toàn bộ. Nay nhân dịp may, tôi gặp được bản kInh Pháp cú do Pháp sư Liễu Tham vừa dịch từ Nguyên bản Pali ra Hán văn với sự tham khảo chú thích rạch ròi, có thể giúp chúng ta đọc như đọc thẳng bản văn Pali, nên tôi kính cẩn dịch ra để góp vào kho Phật Kinh tiếng Việt, mà chúng ta hy vọng một ngày nào đó sẽ được thực hiện đầy đủ.

Gần đây Hòa thượng Thích Minh Châu cũng đã dịch toàn văn Kinh Pháp cú từ bản Pali và in song song cả hai thứ chữ Việt – Pali, tạo thuận lợi rất nhiều cho việc học hỏi thêm chính xác và sâu sắc hơn lời Phật dạy.

Đọc xong Kinh Pháp Cú, độc giả sẽ thấy trong đó gồm những lời dạy về triết lý cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Những lời dạy cho hàng xuất gia tất nhiên không bao hàm hàng tại gia, nhưng những lời dạy cho hàng tại gia đương nhiên trùm cả hàng xuất gia. Do đó dù ở hạng nào, đọc cuốn kinh này, cũng thu thập được nhiều ích lợi thanh cao.

Tôi tin rằng những lời dạy giản dị mà thâm thúy trong Kinh Pháp Cú có thể làm cho chúng ta mỗi khi đọc đều thấy một niềm siêu thoát lâng lâng tràn ngập tâm hồn, và những đức tính từ bi hỉ xả, bình tỉnh, lạc quan vươn lên tỏa rộng giữa những ngang trái, hẹp hòi, khổ đau, điên đảo của cuộc thế vô thường.

Bản dịch này tôi đã xuất bản lần đầu tiên năm 1959 và sau đó đã nhiều lần tái bản. Nay nhận thấy có nhiều người, nhất là các Trường Cơ bản Phật học cần có bản chữ Hán để tiện đối chiếu giúp mở rộng hiểu biết, nên tôi tái bản với nhiều sửa chửa lại cho thật sát bản Hán văn được in kèm theo sau. Như vậy hiện nay ta được biết có 4 loại ngữ về Kinh Pháp Cú là Pali, Hán, Anh , Việt.

Dẫu lần tái bản này có sữa chữa nhiều, tôi vẫn không quên hai đạo hữu Hùng Khanh và Nguyễn Khoa Việt đã giúp tôi hoàn chỉnh bản in đầu tiên năm 1959.

                                                                    Ngày Phật Thành Đạo – PL. 2536

                                                                                               THIÊN SIÊU

 

MỤC LỤC

 

a/ Lời dịch giả

b/ Bài tựa

Phẩm Song yếu

Phẩm không buông lung

Phẩm Tâm

Phẩm Hoa

Phẩm Ngu

Phẩm Hiền trí

Phẩm A-la-hán

Phẩn Ngàn

Phẩm Ác

Phẩm Đao trượng

Phẩm già

Phẩm Tự ngã

Phẩm Thế gian

Phẩm Phật Đà

Phẩm An lạc

Phẩm Hỷ ái

Phẩm Phẫn nộ

Phẩm Cấu uế

Phẩm Pháp trụ

Phẩm Đạo

Phẩm Tạp

Phẩm Địa ngục

Phẩm voi

Phẩm Ái dục

Phẩm Phẩm Tỷ-kheo

Phẩm Bà-la-môn

c/ Chú thích

d/ Phụ lục: Bản chữ Hán

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Tiểu Bộ tập 5
Kinh Tiểu Bộ tập 5
Kinh Phật cho người tại gia
Kinh Phật cho người tại gia
Kinh Tiểu Bộ tập 10
Kinh Tiểu Bộ tập 10
Kinh Tiểu Bộ tập 9
Kinh Tiểu Bộ tập 9
kinh Tiểu Bộ tập 8
kinh Tiểu Bộ tập 8
Kinh Tiểu Bộ tập 7
Kinh Tiểu Bộ tập 7
Kinh Tiểu Bộ tập 6
Kinh Tiểu Bộ tập 6
Kinh Tiểu Bộ (tập 4)
Kinh Tiểu Bộ (tập 4)
KInh Tiểu Bộ (tập 3)
KInh Tiểu Bộ (tập 3)
Kinh Tiểu Bộ tập 2
Kinh Tiểu Bộ tập 2
Kinh Tăng Chi Bộ tập 2
Kinh Tăng Chi Bộ tập 2
Kinh Trường Bộ tập 2
Kinh Trường Bộ tập 2