PHẬT GIÁO THÁNH ĐIỂN
Dịch giả: Thích Nữ Tuệ Đăng
Thành hội Phật giáo TP. Hồ chí Minh
Phật lịch : 2539 – 1995
LỜI DỊCH GIẢ
PHẬT GIÁO THÁNH ĐIỂN được ông Thái Đạm Lư biên soạn rất công phu bằng cách trích lục những đoạn kinh văn trong Đại Tạng rồi sắp xếp lại theo từng chủ đề để độc giả tiện bề học hỏi và tra cứu. Nhưng soạn phẩm nầy nguyên bản chữ Hán, không lưu thông rộng rãi được cho độc giả Việt Nam. Với mục đích truyền bá giáo pháp Phật Đà trong quảng đại quần chúng, chúng tôi không quản tài sơ đức bạc phiên dịch ra Việt ngữ soạn phẩm này cống hiến cho hàng độc giả.
Về nội dung sách này, như lời soạn giả giới thiệu: “Phân loại biên tập quyển sách này, chính là tiết lục yếu văn của 180 bộ Kinh điển Đại thừa, Tiểu thừa. Đọc một quyển sách này, về phương diện lượng, tức là xem được chỗ cốt tủy của hết thảy kinh Phật; về phương diện phẩm, tức là đã biết được giáo nghĩa của toàn bộ kinh Phật và yếu lĩnh đại cương về tu trì, thế đạo”.
Về phương diện phiên dịch, văn kinh chữ Hán được dịch lại từ Phạn văn (Ấn Độ) trải qua nhiều đời, từ Hậu Hán đến ngày nay là do thành tích phiên dịch của các vị Cao tăng Thạc đức Ấn, Hoa góp thành. Nay phiên dịch ra Việt ngữ, chúng tôi cố theo sát văn nghĩa, song gặp những đoạn văn cổ như các bộ A Hàm v.v…lời văn có trùng lặp, chúng tôi lược bớt, cốt sao cho được sáng sủa dễ hiểu mà vẫn tôn trọng ý chính.
Lại nữa, trong sách này, có điểm đáng lưu ý là các danh từ pháp số trong kinh dùng không được thống nhất, lý do là sự phiên dịch Kinh điển từ tiếng Phạn sang Hán phải trải qua nhiều thời đại và với nhiều dịch giả khác nhau. Nhưng để độc giả dễ lãnh hội, soạn giả đã có lược chú ớ dưới khá công phu.
Bản dịch này, chúng tôi có một điểm thay đổi khác bản chính là : Phần Kinh Điển Dẫn Cứ, soạn giả đặt ở sau THỂ LỆ CHUNG và sắp các Kinh theo bộ loại như trong Đại Tạng. Song, chúng tôi thấy trong THỂ LỆ CHUNG soạn giả cũng có ghi sơ lược về bộ loại rồi. Do đó chúng tôi lấy phần Kinh Điển Dẫn Cứ nầy đặt vào cuối sách, sắp xếp lại tên Kinh (có chua tên người dịch) theo mẫu tự La Tinh cho độc giả tiện bề tra cứu.
Phiên dịch một soạn phẩm kinh điển bao quát cả Đại Tạng là một việc làm vô cùng khó khăn , ví nó đòi hỏi dịch giả phải có khả năng thông suốt giáo nghĩa toàn bộ Đại Tạng mới tránh khỏi sai lầm. Do đó, trong dịch phẩm này nếu có những điều sơ suất, nhầm lẫn, cúi mong các bậc Thức giả thùy từ, phủ chánh, chúng tôi vô cùng cảm tạ.
MỤC LỤC
Lời dịch giả
Thể lệ chung
Thiên thứ nhất: GIÁO PHÁP
Chương thứ nhất: PHẬT ĐÀ
I. Danh xưng Phật
II. Phật nói pháp
III. Sự bình đẳng của Phật
IV. Đại Bi của Phật
V. Ân Phật
VI. Thân Phật (hai thân)
VII. Thân Phật (ba thân)
Chương thứ hai: PHÁP
I. Tứ đế
II. Pháp duyên khởi
III. Tam Pháp Ấn và Tứ Pháp Ấn
IV. Pháp Tam Thừa
V. Pháp Nhất Thừa
VI. Pháp và Nghĩa
VII. Phật pháp và ngoại đạo
Chương thứ ba: VẠN HỮU
A. Duyên khởi của vạn hữu
Tiết thứ nhất: Nghiệp cảm duyên khởi
I. Tâm là pháp bổn
II. Tâm và nghiệp
III. Nghiệp báo
IV. Tự nghiệp tự thọ
V. Thiện ác báo ứng
VI. Nghiệp báo và quỷ thần
Tiết thứ hai: Duy tâm duyên khởi
I. Tam giới nhất tâm
II. Như Lai tạng
III. Chân Như thanh tịnh tâm
IV. Chân tâm và thế giới
Tiết thứ ba: Lại Da duyên khởi
I. A Lại Da Thức
II. Thức và vạn pháp
III. Như Lai tạng và Tạng thức
B. Thật tướng của vạn hữu
Tiết thứ nhất: Vạn hữu chánh pháp
I. Hữu vi pháp Không
II. Vạn pháp vô ngã
III. Bát Nhã Chánh Quán
Tiết thứ hai: Thật tướng của vạn hữu
I. Thật tánh bất nhị
II. Thật tướng Chân Như
III. Nội chứng Chân Như
Tiết thứ ba: Vạn hữu nhất Như và sai biệt
I. Nhất Như pháp giới
II. Nhất pháp giới và tướng sai biệt
III. Thế đế và Đệ Nhất nghĩa đế
IV. Tam đế và Nhất đế của vạn hữu
Chương thứ tư: CHÚNG SANH
I. Nhân sanh
II. Vô thường
III. Khổ
IV. Phiền não
V. Luân hồi
VI. Phật tánh
VII. Bổn lai thành Phật
Thiên thứ hai: TU TRÌ
Chương thứ nhất: PHÁT TÂM
I. Quy y Tam Bảo
II. Quy y Phật
III. Quy y Pháp
IV. Quy y Tăng
V. Tín tâm
VI. Sám hối
VII. Cúng dường
VIII. Bồ Đề Tâm
IX. Thiện tri thức
X. Nghe pháp
XI. Pháp vị
Chương thứ hai: HÀNH ĐẠO
I. Phát nguyện
II. Cầu đạo
III. Hành đạo
IV. Bát Chánh đạo
V. Lục Ba La Mật
VI. Bát Nhã
VII. Bố thí
VIII. Trì giới
IX. Nhẫn nhục
X. Tinh tấn
Chương thứ ba: NỘI QUÁN
I. Tịnh tọa
II. Chế tâm
III. Quán tâm
IV. Tịnh tâm
V. Tâm vô trụ
VI. Niệm Phật
VII. Quán Phật
VIII. Quán Chúng sanh
Chương thứ tư: THẾ ĐẠO VÀ PHẬT ĐẠO
I. Tam giải thoát môn
II. Giải thoát
III. Bồ Đề
IV. Niết Bàn
V. Phiền não và Bồ Đề
VI. Sanh tử và Niết bàn
VII. Thế đạo và Phật đạo
VIII. Sinh hoạt tu hành
1. Hạnh nguyện đầy đủ
2. Tín hạnh đều tu
3. Dụng tâm hằng ngày
4. Truyền đạo
Thiên thứ ba: THẾ ĐẠO
Chương thứ nhất: TU THÂN
Tiết thứ nhất: Nội tỉnh
I. Tự ái tự hộ
II. Nội tỉnh
III. Sửa lỗi
IV. Hổ thẹn
V. Thận độc
Tiết thứ hai: Tấn đức
VI. Chí thành
I. Khắc kỷ
II. An định
III. Đức hạnh
IV. Tập tánh
V. Tinh tấn
VI. Giới sân
VII. Thận ngôn
Tiết thứ ba: Tiết chế
I. Tiết dục
II. Liêm khiết
III. Tri mạng
IV. Vệ sinh
V. Tự tai hại của rượu
Tiết thứ tư: Kinh tế
I. Giàu nghèo
II. Phân tài
III. Tai họa làm mất tiền của
Chương thứ hai: XỬ THẾ
Tiết thứ nhất: Gia tộc
I. Cha con
II. Hiếu đạo
III. Vợ chồng
IV. Thân tộc và chủ tớ
Tiết thứ hai: Sư hữu
I. Thầy trò
II. Tôn trưởng
III. Kết bạn
IV. Kính người
V. Răn cấm vọng ngữ
VI. Từ nhẫn
VII. Báo ân
VIII. Thí xả
Tiết thứ ba: Xã hội
I. Tương trợ
II. Bình đẳng
III. Công ích
IV. Từ ái
V. Săn sóc bệnh
VI. Tắm rửa
VII. Súc sanh
Kinh điển dẫn cứ
Mục lục