Tìm Sách

Giảng Luận >> Phật pháp tinh yếu

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật pháp tinh yếu
  • Tác giả : Cao Hữu Đính
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 344
  • Nhà xuất bản : Thành Phố HCM
  • Năm xuất bản : 2000
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1201000003105
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT PHÁP TINH YẾU

CAO HỮU ĐÍNH

Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 2000

 

THAY LỜI TỰA

Bộ sách “PHẬT PHÁP TINH YẾU” được biên soạn một cách công phu bởi học giả Cao hữu Đính pháp danh Tâm Nguyên và được kết tập bởi Ni cô Diệu Hải. Tập sách này đã được sửa chữa và bổ túc cẩn thận bởi tác giả vào những năm cuối đời của ông.

Đa số Phật tử chúng ta thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm học Phật Pháp vì Kinh, Luật và Luận của Phật giáo thì rộng rãi bao la và rất khó mà phăng ra manh mối nếu không có duyên được một minh sư chỉ điểm và hướng dẫn. Chúng tôi nhận thấy nội dung tập sách này rất phong phú và súc tích. Có thế nói tập sách này là một tài liệu rất cơ bản và hữu ích cho những người đang tìm học Phật Pháp. Mở đầu tác giả giải thích những thuật ngữ Phật giáo căn bản mà đa số Phật tử chúng ta thường vẫn mơ hồ chưa sáng tỏ lắm. Bài viết “Định nghĩa về chữ Pháp (Dharma)”, rồi tiếp theo sau là bài viết về chữ “Nghiệp” và qui luật vận hành của chữ Nghiệp cùng bài viết về “Cứu độ”giải thích rõ quan điểm cứu độ theo nhân sinh quan Phật Giáo kết hợp vời bài viết về “thập nhị nhân duyên” thuyết minh khúc triết tương quan nhân quả đã chi phối toàn bộ nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phât giáo. Trong tập sách này tác giả đã trình bày tường tận cốt lõi của Pháp Phật (tứ Đế) cũng như so sánh khoa tâm lý học Tây phương với nền tảng kho tâm lý học Phật giáo qua quá trình phân tích ngũ uẩn (Sắc, Thọ,Tưởng, Hành, Thức). Nhờ đó mà ta thấy rõ nền tảng cua khoa tâm lý học Phật Giáo là chính ở ngay trong giáo pháp ngũ uẩn vậy. Tác giả nhấn mạnh rằng “Điều quan trọng đối với những người học Phật trong bước đầu là tìm hiểu chính xác nghĩa của các thuật ngữ Phật Giáo. Hiểu được nghĩa đích thực rồi lại phải so nghĩa của chúng với nghĩa các ngôn từ triết học đang thông dụng ngày nay. Có như thế thì mới hiện đại hóa được lời Phật dạy mà giúp người học (qua ngôn ngữ hiện đại) hiểu được Phật muốn nói gí…Công việc này thầy Nhất Hạnh đã làm và rất thành công”. Cũng trong tập sách này, tác giả trình bày một cách rõ ràng quá trình phát triển của Phật Giáo từ khi Phật thuyết giảng (Phật Giáo Nguyên Thủy) rồi đến tiểu thừa và đại thừa. Giáo nghĩa Duy Thức vốn xuất phát từ căn bản Tiểu thừa mà tiến lên Đại thừa cho nên xưa nay người ta vẫn thường gọi trường phái Duy thức là trường phái “Bán Đại thừa”

Điều mà Phật ngộ trọn vẹn trong đêm thành đạo dưới gốc cây Tất bành la không chi khác hơn là nguyên lý duyên khởi, và ở đây tác giả cũng cho ta thấy “nguyên lý duyên khởi từ Nguyên thủy đến Đại thừa”. Hai định lý cơ bản “Vô Ngã” và “Vô thường”được trính bày một cách rõ ràng khúc triết. Cũng chính vì cái ngã không là một thực thể cố định, chính vì cái ngã lưu chuyển mà con người có thể bị sa đọa hay thăng hoa để thành Phật.

Sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác là ở chỗ Phật giáo trụ trên “thân ý”còn các tôn giáo khác thì trụ trên “thần ý”. Tiến hay thoái là hoàn toàn tùy thuộc vào “thân, khẩu và ý” của mình tạo ra cả mà thôi. Tác giả không những đã làm sáng tỏ được sự khác biệt giữa tâm lý học Tây phương và tâm lý học Phật giáo mà còn giải thích cặn kẽ sự khác biệt giữa thuyết Trung dung của Khổng giáo và Trung đạo của Phật giáo.

Nói tóm lại tập “Phật học tinh yếu’ đã được biên soạn theo đúng như tựa đề của nó. Trong gần 350 trang sách tác giả đã giải thích kỹ lưỡng những tình yêu của triết học Phật giáo dành cho những đạo hữu mộ đạo và muốn xử dụng nó như “ngón tay chỉ mặt trăng”. Chúng tôi nhận thấy nếu tập sách này được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Phật tử thì sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học Phật. Vì vậy chúng tôi ước mong nhận được sự nhiệt tình ủng hộ của quí vị Phật tử xa gần trong việc đóng góp tài chánh để ấn tống nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào sự đóng góp của quí vị. Sau khi ấn tống xong, số lượng sách sẽ được phân phối về cho quí vị để tự học hoặc phổ biến đến anh em bà con bằng hữu có nhiệt tâm với đạo pháp.

                                                          Một nhóm Phật tử

 

 

MỤC LỤC

 

-          Thay lời tựa

-          Sơ lược quá trình hoạt động của tác giả

-          Thuật ngữ Phật Giáo

-          Pháp

-          Pháp Phật

-          Cốt lõi của pháp Phật

-          Tứ đế

-          Ngũ Uẩn cơ sở của Tâm lý học Phật Giáo

-          Ngũ Uẩn

-          Tương quan giữa Tứ Thiền và Ngũ Uẩn

-          Tứ niệm xứ

-          Lời trăn trối cuối cùng của Phật

-          Nghiệp và quy luật vận hành của Nghiệp

-          Nói về Trí

-          Quả đã tựu thành không thể chuyển hóa

-          Cứu độ theo nghĩa của Phật giáo

-          Đạo đế

-          Sơ đồ: Tứ đế

-          Trung đạo của Phật

-          Trung đạo

-          Trung đạo của Phật

-          Ngã và Pháp

-          Trung Dung của Nho

-          Nguyên lý Duyên khởi từ Nguyên thủy đến Đại thừa

-          Duyên khởi

-          Trung đạo

-          Giáo Hội

-          Đóng góp quan trọng của các bộ phái Tiểu thừa

-          Pháp tướng Duy thức

-          Pháp tướng Duy thức

-          Nhận xét về Duy thức Tam Thập Tụng

-          Bát thức quy cũ tụng

-          Tứ trí

-          Các thuật ngữ trong Duy thức Tam Thập Tụng

-          Duy thức Tam Thập Tụng

-          Nòng cốt ách yếu của Duy thức Tam Thập Tụng

-          Tướng năng biến một: A Lại Da

-          Tướng năng biến thứ ba: Tiền lục thức

-          Duy thức Tam Thập Tụng

-          Duy thức Hành

-          Duy thức Quả

-          Nghĩa của Ba Tánh và Ba Vô Tánh

-          Phật Giáo Đại thừa

-          Hai giai đoạn lớn của Đại thừa

-          Pháp thân

-          Bhava: Hữu

-          Nhứt và Dị

-          Trong Bát Nhã

-          Những điều cần nắm vững khi học Luận khởi tín

-          Tứ đại dịch gia

-          Vị trí của giáo nghĩa khởi tín trong toàn bộ Giáo pháp Phật giáo

-          Nhứt pháp giới đại tổng tướng Pháp môn thể

-          Bất biến và tùy duyên

-          Tâm chơn như và tâm sanh diệt – Như Lai tạng và thức tạng

-          Lục nhiễm: Sáu nhiễm tâm

-          Thức – Tiềm thức – Vô thức

-          Vô thức

-          Giáo nghĩa Pháp tướng theo khởi tín của Đại thừa

-          Pháp tướng theo khởi tín

-          Tâm lý học Phật giáo (Pháp tướng)

-          Pháp tánh và Pháp tướng

-          Tâm lý mặt tầng và tâm lý mặt đáy trong Phật giáo

-          Tam giới Duy tâm, Vạn pháp Duy thức

-          Ba sự thật: (Tam đế) trong giáo nghĩa Thiên Thai: Không, Giả, Trung

-          Tâm kinh bát Nhã

-          Trung đạo của Phật

-          Hữu vô tứ cú và Nhứt dị tứ cú trong Bát Nhã

-          Kim cang Bát Nhã

-          Bố cục Kinh Kim cang

-          Yếu chỉ Kinh Kim cang

-          Các điểm ách yếu trong Kinh Kim cang

-          Nói rõ thêm về phần nòng cốt trong Kinh Kim Cang

-          Nhắc lại để nắm vững yếu chỉ Kinh Kim Cang

-          Bốn tướng: Ngã – Nhơn – Chúng sanh – Thọ giả

-          Tổng quan về giáo nghĩa Kinh Kim Cang

-          Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba la mật trong hệ thống Kinh văn Bát Nhã và trong thiền

-          Sử khác nhau giữa Hành giả Tiểu thừa và Đại thừa

-          Ngã và Pháp

-          Vai trò Bát Nhã trong Thiền Tổ Sư

-          Duy chứng tương ưng

-          Cái Tư nghì được và cái Bất khả Tư nghì

-          Ba khu tâm lý

-          Chân, Thiện, Mỹ

-          Nói về cái thấy Chân thật

-          Phép Tứ y trong việc học Phật

-          Thực tại cứu cánh

-          Tổ Sư thiền

-          Như Lai thiền

-          Bốn kệ Duy thức hành

-          Đột biến nội tâm trong Thiền

-          Mười đức hiệu của Phật

-          Phật Giáo Việt Nam

-          Đạo cương về Phật giáo Trung Quốc

-          Bốn pháp nạn của Phật giáo Trung Hoa

-          Hai triều đại lớn trong lịch sử Ấn Độ liên quan mật thiết đến Phật giáo

-          Các ký tái đặc biệt có giá trị đối với việc nghiên cứu lịch sử Ấn độ và lịch sử Phật giáo Ấn độ

-          Thập lục tâm

-          Bộ và Tông

-          Sự khác nhau giữa Trí và Thức

-          Giai đoạn đầu tiên

-          Bát Chánh đạo

-          Dị giáo của Phật

-          Phật Niết Bàn

-          Danh từ pháp số

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Ngũ Phúc Lâm Môn
Ngũ Phúc Lâm Môn
Quy y Tam Bảo
Quy y Tam Bảo