TỨ NIỆM XỨ GIẢNG GIẢI
TỲ KHƯU PHÁP THÔNG dịch (225 trang)
NXB VĂN HÓA SAIGON
LỜI GIỚI THIỆU
Kinh Tứ Niệm xứ là cốt lõi của Tiền Phật giáo, có thể nói nếu không thông suốt tinh yếu của kinh này thì việc hành thiền sẽ như người lạc trong rừng sâu chỉ đi loanh quanh, khó tìm lối thoát.
Kinh Tứ Niệm Xứ rất đơn giản, ngôn từ chỉ là phương tiện để chỉ thằng thực tại, rất cụ thể, không ngụ ý, không ẩn dụ, không biểu tượng cho bất cứ điều gì huyển bí bên ngoài, nên không cần phải tưởng tượng, suy luận ức đoán hay đào sâu để tìm tòi ý nghĩa bí ẩn nào trong kính văn, mà chính là phải thấy ra bản chất thật của của thực tại được Đức Phật chỉ thẳng ngay nơi hiện trạng của mỗi người. Vì vậy, người giảng kinh không thể là một học giả chỉ y cứ trên ngôn từ mà phải là những thiền sư có thể nghiệm thực chứng.
Thực chứng phải chăng là kinh nghiệm pháp hành một cách phong phú mỗi cá nhân? Dĩ nhiên là như vậy, vì chính Đức Phật cũng đã dạy: “Paccattam veditabbo vinnuhi”. Nhưng thực tế cho thấy chúng ta vẫn cần phải thận trọng vì đã có nhiều người có kinh nghiệm pháp hành khá phong phú, rồi tuyên bố lung tung như đã chứng ngộ, nhưng thật ra đó chỉ là những kinh nghiệm cá nhân phiếm diện và cục bộ, không phản ảnh được toàn bộ sự thật mà Đức Phật muốn khai thị.
Trong giai đoạn pháp học, cách thận trọng nhất là đọc nhiều bản dịch giải của nhiều vị thiền sư nổi tiếng có uy tín pháp hành. Nhiều vị có chứng nghiệm sâu về niệm thân, nhiều vị sở trường về niệm thọ, hoặc niệm tâm, niệm pháp v.v… trong bản dịch giải của họ dù trung thực với kinh văn đến đâu cũng có ít nhiều phản ánh kinh nghiệm riêng của họ, nhờ vậy chúng ta thấy được nhiều khía cạnh thâm sâu trên phương diện pháp hành.
Thiền sư Goenka là một trong những vị thiền sư có sở trường pháp hành về niệm thọ. Có nhiều trùng tâm thiền của thiền sư ở rất nhiều nước trên thế giới, hướng dẫn kỹ thuật thiền này rất nổi tiếng, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho rất nhiều người, vì vậy nội dung giảng giải Kinh Tứ Niệm Xứ của thiền sư đáng được quan tâm nghiên cứu và đối chiếu với những bản dịch giải của các thiền sư uy tín khác, trong tinh thần không vội tin, không vội bỏ mà Đức Phật đã ân cần giảng dạy.
Xin trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng Việt Tứ Niệm Xứ Giảng Giải của Đại Đức Pháp Thông, một dịch giả có công đóng góp nhiều dịch phẩm thiền rất giá trị.
Tổ đình Bửu Long, mùa An cư 2550
T K Viên Minh
Phó Ban Thiền Học
Viện Nghiên Cứu Phật Học VN
MỤC LỤC
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời người dịch
Dẫn nhập
Cách phát âm các từ Pali
NGÀY THỨ NHẤT
Dhamma – Ba phương diện của Pháp
Sati – Niệm
Pariyatti – Kiến thức trên lý thuyết (Học pháp)
NGÀY THỨ HAI
Ãnanda
Kurũ
Những lời mở đầu
NGÀY THỨ BA
Satipatthana – Tứ Niệm Xứ
Ãnãpãnapabbam – Quán hơi thở
Iriyãpathapabbam – các oai nghi cảu thân
Sampajãnapabbam – Tình giác liên tục về tính chất
NGÀY THỨ TƯ
Patikũlamanasikãrapabbam – Quán tính chất đáng nhờm gớm – hay 32 thể trược
Dhãtumanasikãrapabbam – Quán sát tứ đại
Navasivathikapabbam – Chín pháp quán tứ thi
NGÀY THỨ NĂM
Vedanãnupassanã – quán các cảm thọ
Cittãnupassanã – quán tâm
Dhammãnupassanã – quán pháp
Nĩvaranapabbam – các triền cái
NGÀY THỨ SÁU
Khndhapabbam – các uẩn
Ãyatanapabbam – các căn xứ (12 xứ)
Bojjihangapabbam – các nghi phần giác ngộ
Hỏi và đáp
NGÀY THỨ BẢY
Caltusaccapabbam – Tứ Thánh Đế
Dukkhasaccam – Khổ Đế hay sự thực về khổ
Samudayaaccam – Tập Đế hay sự thực về sự sanh của khổ
Nirodhasaccam – Diệt Đế hay sự thực về diệt khổ
Maggasaccam – Đạo Đế
Satipatthãnabhãvanãnisamso – Những kết quả của việc thực hành Niệm Xứ
Hỏi và đáp
Những đoạn Pali trích dẫn
Từ vựng
Bài Kinh Tứ Niệm Xứ
Chú giải Trưởng Lão Ni kệ
|
Hướng dẫn chú giải Tam Tạng Pāli
|
Chú giải Tiểu tụng
|
38 pháp hạnh phúc
|