Tìm Sách

Giảng Luận >> Pháp Hoa yếu giải


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Pháp Hoa yếu giải
  • Tác giả : Thích Phước Nhơn
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 448
  • Nhà xuất bản : Phổ Quang Taiwan
  • Năm xuất bản : 1999
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1201000007563
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

7563- PHÁP HOA YẾU GIẢI

THÍCH PHƯỚC NHƠN (448 trang)

PHỔ QUANG 1995

TỰA

Kính lạy Ứng Thân Thế Tôn Thích Ca mâu Ni

Kính lạy mười ba phương ba đời chư Phật, Bồ tát và Chư Thiện hữu tri thức.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được liệt vào một trong chín bộ thánh điển của Phật giáo Nepal đó là: Bát Nhã  Bát Thiên Tụng, Hoa Nghiêm, Thập Địa, Tam Muội Vương, Nhập Lăng Già, Diệu Pháp Liên Hoa, Như Lai tạng, Phổ Diệu và Kim Quang Minh.

Các nước Phật giáo Bắc Tông, kinh Pháp Hoa được lưu truyền rộng rãi, được Tăng Ni, Phật tử trì tụng hằng ngày trong các thời khóa. Diệu Pháp liên Hoa trở thành Thánh Điển của Thiên Thai Tông tại Trung Hoa và Việt Nam, Nhật Liên Tông tại Nhật Bản.

Ngoài ra, Bồ tát Thế Thân đã viết ra bộ Pháp Hoa Kinh Luận, cũng là bộ luận đầu tiên giải thích về ý nghĩa kinh Pháp Hoa. Tiếp theo đó các nhà Phật Học nối tiếp nhau luận sớ, chú giải, trình bày chỗ ngộ đạt của mình để làm sáng tỏ thêm Diệu Lý Pháp Hoa  như: Văn cú, Huyền Nghĩa (Trí Khải); Huyền Luận (Trạm Nhiễn); Nghĩa Sớ, Du ý (Kiết tạng); Huyền Tán(Từ Ân, Khuy Cơ); Tông Yếu; Đề cương (Minh Chánh); giảng Lục, Huyền Luận (Thái Hư); Huyền Nghĩa (Chánh trí), Giảng Giải (Thanh Từ)…

Đức Thế Tôn có dạy trong phẩm Pháp Sư thứ 10: “sau khi Như lai diệt độ, nếu ai có vì lợi ích cho chúng sanh trong thế giới mà rộng nói Kinh Pháp Hoa. Thời Phật tử ấy phải nhất định vào nhà Như Lai, và ngồi tòa Như lai, mới có thể vì bốn chúng nói kinh Pháp Hoa”.

Hôm nay con thật sự tâm từ, bi, hỷ xả chưa mở rộng. Lòng nhẫn nhục, nhu hòa tợ ánh sương mai. Đối với nhất thiết pháp không thì chưa được. Như vậy thật sự chính con chưa đủ điều kiện để diễn nói Đại Thừa Diệu Pháp.

Nhưng vào đầu phẩm Pháp sư có đoạn Thế Tôn dạy: “Sau khi Như Lai diệt độ…Nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép kinh này, nhẫn đến một câu, một kệ. Đối kinh điển như đối Phật, hay đem các thứ hoa hưong, kỷ nhạc…cúng dường, đã lập chí nguỵên lớn vì thương xót chúng sanh nên sanh vào thế giới này…người đó sẽ đựơc Như Lai xoa đầu, lấy y trùm cho, và được chư Phật hiện tại trong mười phương hộ niệm”. Vì lẽ đó, hơn 4 năm con đã lặn lội trong văn nghĩa, tìm hiểu những chỗ khúc mắc, đem đến sự hiểu biết thô thiển của mình viết lại tập sách Yếu Giải này, đồng tình trong thời gian qua  cũng đã giảng nói yếu nghĩa Pháp Hoa tại đạo tràng Phổ Quang Tây Úc. Những mong muốn cống hiến đến các bạn đồng học và Phật tử xa gần thông đạt được ít nhiều ý nghĩa  sâu xa gần thông đạt được ít nhiều ý nghĩa thâm diệu trong kinh.

Nhân đây, người sớ giải xin chân thành tri ân Thượng Tọa Thích Viên Lý, một vị Cao tăng thâm uyên Phật học cùng Hán học; cũng là người bạn đồng học với chúng tôi từ lúc nhỏ cách đây gần ba mươi năm về trước, đã góp ý và đọc lại bản thảo; đặc biệt xin tri ân triết gia Phạm Công Thiện, một bậc đại thiện tri  thức khả kính đã có lòng ưu ái đối với người viết, dù  rằng chỉ mới một lần gặp nhau, nhưng; đã bỏ nhiều thì giờ đọc lại bản thảo và viết lời giới thiệu mặc dù đang bận rộn với bao công việc văn hóa và triết học; đồng thời cũng xin cảm ơn toàn thể Phật tử tại đạo tràng Phổ Quang tây Úc và các nơi trên thế giới đã trợ duyên rất nhiều để bộ Pháp Hoa Yếu Giải này được hoàn thành và phổ biến rộng rãi. Thành kính cúi đầu hướng về Tổ Đình Thiên Bình xa xôi bên kia bờ Đại Dương, con đê đầu đãnh lễ HòaThượng Bổn sư Thượng Liễu Hạ Không đã dày công dưỡng dục giáo huấn con trong những ngày thơ ấu mới bứơc chân vào đạo cho đến lúc trưởng thành.

Xin hồi hướng công đức này, cho pháp giới chúng sanh đồng hiển này, Thể nhập Pháp giới Tánh Như lai, và đạt được dạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Phổ Quang Thiền viện, Tây Úc

Mùa Vu Lan, Ất Hợi 1995

Sa môn Thích Phước Nhơn

 

Mục Lục

LỜI GIỚI THIỆU CỦA TRIẾT GIA PHẠM CÔNG THIỆN

TỰA CỦA NGƯỜI SỚ GIẢI

GIẢI THÍCH ĐỀ KINH

 

PHẨM TỰA:

PHẨM THỨ

  1. PHƯƠNG TIỆN
  2. THÍ DỤ
  3. TIN GIÃI
  4. DƯỢC THÁO DỤ
  5. THỌ KÝ
  6. HÓA THÀNH DỤ
  7. NGŨ BÁ ĐỆ TỬ THỌ KÝ
  8. THỌ HỌC VÔ HỌC NHÂN KÝ
  9. PHÁP SƯ
  10. HIỆN BỬU THÁP
  11. ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA
  12. TRÌ
  13. AN LẠC HẠNH
  14. TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT
  15. NHƯ LAI THỌ LƯỢNG
  16. PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC
  17. TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
  18. PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC
  19. THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT
  20. NHƯ LAI THẦN LỰC
  21. CHÚC LỤY
  22. DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT BỔN SỰ
  23. DIỆU ÂM BỒ TÁT
  24. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
  25. ĐÀ LA NI
  26. DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ
  27. PHỔ HIỀN BỒ TÁT

PHẦN TỔNG KẾT

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Ngũ Phúc Lâm Môn
Ngũ Phúc Lâm Môn
Quy y Tam Bảo
Quy y Tam Bảo