HỒ SƠ ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI
Biên tập:HỒ PHƯƠNG LAN (627 trang)
NXB LAO ĐỘNG
LỜI NÓI ĐẦU
Thoạt đầu thế giới chưa có đường, đến khi bàn chân con người đi nhiều mà thành đường. Và con đường nào cũng có điểm kết thúc. Nhưng cũng có những con đường không bao giờ kết thúc, bởi đã trở thành huyền thoại. Đường mòn HCM là một trong số ít những con đường bất tử ấy.
Có thể nói hiếm có con đường nào mà sự ra đời và tồn tại của nó lại gắn liền với vận mệnh dân tộc như Đường Mòn Hồ Chí Minh.
Con đường ấy chạy dọc theo dãy Trường Sơn của đất nước sau mấy mươi năm tồn tại đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Giờ đây con đường lịch sử - con đường huyền thoại ấy chỉ còn trong quá khứ, trong tâm khảm của những người đã sinh tử cùng với nó. Con đường ấy ngay từ lúc sinh ra đã mang trên mình nó những tổn thất hy sinh của cả một dân tộc, đã góp phần làm nên những bản hùng ca của đất nước, cho nên nó vẫn mãi còn trong những trang sử bi tráng của dân tộc. Người đời vẫn nhớ và mãi còn viết về nó vì nó là biểu tượng của những năm tháng không thể nào quên.
Tuy nhiên có những điều ngay từ lúc sinh ra đã có thể hiện diện qua những trang viết. Song có những điều phải nhờ thời gian kiểm chứng và chọn lọc mới có thể công bố. Bởi vậy, dù có một ý nghĩa to lớn trong lịch sử dân tộc. Con đường Hồ Chí Minh vẫn chưa thể hiện ra đầy đủ, trọn vẹn trong những cuốn sách viết về nó. Trong khi đó, người đọc hôm nay và mai sau vẫn khao khát có được trong tay một quyển sách dựng lại sống động nhất, chân thực nhất và đầy đủ nhất về con đường huyền thoại đó của dân tộc.
Để đáp ứng mong mỏi đó của người đọc, Nhà xuất bản Lao Động đã ấn hành cuốn : Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại với kỳ vọng mang đến cho người đọc những thông tin mới mẻ hơn, đầy đủ hơn về con đường huyền thoại này, mặc dầu điều ấy là khó khăn bởi tư liệu về nó rất lớn, mà khuôn khổ sách lại có hạn.
Cuốn sách gồm 4 phần. Phần thứ nhất: Không chỉ là con đường. Phần thứ hai: Hồ sơ đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Phần thứ ba: Sức sống con đường huyền thoại. Phần thứ tư: Hồi ức về đường mòn trên biển.
Trong quá trình tổ chức bản thảo, chúng tôi có sử dụng tư liệu trong các tập sách, công trình nghiên cứu, biên soạn, sáng tác của các tổ chức, đơn vị cũng như của các tác giả đã được xuất bản. Vì nhiều lý do khách quan, chúng tôi không thể trực tiếp liên hệ để xin phép. Rất mong nhận được sự lượng thứ và kính mong các tác giả có bài được sử dụng trong cuốn sách này liên hệ tới địa chỉ sau để nhận nhuận bút và sách biếu.
Chi nhánh phía Nam: Nhà xuất bản Lao Động
85 Cách Mạng Tháng Tám, quận 1, TP.HCM (Điện thoại: (08) 38397980
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Hà Nội, tháng 4 năm 1010
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Phần thứ nhất
KHÔNG CHỈ LÀ CON ĐƯỜNG
Phần thứ hai
HỒ SƠ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ
Phần thứ ba
SỨC SỐNG CON ĐƯỜNG HUYỂN THOẠI
1. “Trong khi không quân đánh phá và khóa chặt các con đường này thì các đường mới lại mọc ra trong rừng”
2. Nhịp độ thâm nhập tăng lên không ngừng
3. Phân tích về hành động tăng cường và mở rộng chiến tranh của Mỹ, hai giáo sư trường Đại học Cornell là Kalnin và Lewis viết..
4. Sự tăng cường và mở rộng cuộc chiến tranh và phá hoại của Mỹ ra miền Bắc VN được thể hiện rõ qua những con số thống kê
5. Sách “Đông Dương trong cuộc xung đột” viết nhận xét về vị trí chiến lược của tuyến vận tải quân sự chiến lược của ta trên Trường Sơn
6. Cuốn “Cuộc xung đột ở Lào” tác giả đã phân tích rõ hơn về tác dụng cụ thể của tuyến vận tải quân sự này
7. Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ đánh giá khả năng tiếp tế và bổ sung quân số của ta từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam viết
8. Các tài liệu trinh sát đường không do cơ quan tình báo Mỹ cung cấp cho tình báo Ngụy Saigon đã nêu rõ các phương tiện vận chuyển
9. Tướng Mỹ Westmoreland (hồi ký) đã kể lại tâm trạng lo lắng trước sự lớn mạnh không ngừng của quân giải phóng, trước nguồn cho viện ngày càng nhiều của miền Bắc đối với miền Nam và sự ngăn chặn không hiệu quả của không quân Mỹ trên đường mòn HCM
10. Khi mô tả về các hoạt động của ta trên đường HCM qua các giai đoạn, đánh giá hiệu quả của việc đánh phá và ý đồ ngăn chặn chi viện của Mỹ, tác giả Jon M. Van viết
11. Trả lời các câu hỏi ghi trong “Bị vong lục nghiên cứuAn Ninh quốc gia số 1” của nhà Trắng hồi đầu năm 1972 gửi cho các cơ quan có liên quan đến chiến tranh VN để đánh giá về các vai trò của tuyến đường.
Phần thứ tư
PHỤ LỤC
Hồi ức về đường mòn trên biển
BÁT CHÁNH ĐẠO Con đường đến hạnh phúc
|
Cẩm nang viết Khảo luận Luận văn Luận Án
|
Đức Phật và Phật Pháp
|